Cách tính BMI để đánh giá cơ thể đang béo phì hay suy dinh dưỡng
Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay chỉ số thể trọng, chỉ số khối cơ thể là chỉ số đo cân nặng của cơ thể để đánh giá người đó đang béo phì, suy dinh dưỡng hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số BMI được áp dụng cho cả nam và nữ trưởng thành (trừ phụ nữ có thai, vận động viên và người già).
Chỉ số BMI được đề ra lần đầu tiên bởi một nhà khoa học người Bỉ vào năm 1832.
1. Công thức chuẩn tính chỉ số BMI
Công thức tính chỉ số BMI chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng của một người:
BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)2]
- Cân nặng tính theo đơn vị kg.
- Chiều cao tính theo đơn vị m.
2. Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?
Dựa vào bảng phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á dưới đây, từ chỉ số BMI chúng ta có thể biết được mức độ gầy béo của một người. Theo đó, chỉ số BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

Ngoài ra, chúng ta có thể dựa vào chiều cao để tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng, cân nặng tối đa cho phép, cân nặng tối thiểu của mình theo công thức sau:
Cân nặng lý tưởng = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 9]/ 10
Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (cm)
Mức cân tối thiểu = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 8] / 10
Ví dụ, một người có chiều cao 1,7m = 170cm:
Cân cân nặng lý tưởng của người đó: (70 x 9) : 10 = 63kg.
Cân nặng tối đa của người đó: 70kg.
Cân nặng tối thiểu của người đó: (70 x 8) :10 = 56kg.
3. Đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể
Chỉ số BMI chỉ có thể phân loại mức độ gầy béo, không thể phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể để biết chúng ta thuộc các dạng béo phì nào. Để biết được điều đó, ta dựa vào chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio - WHR) theo công thức dưới đây.
WHR = [Vòng eo (cm)] / [ Vòng mông (cm)]
- Vòng eo: Đo ở ngang rốn.
- Vòng mông: Đo ngang qua điểm phình to nhất của mông.
Nếu WHR < 1: Vòng eo nhỏ hơn vòng mông. Đây là kiểu béo phì phần thấp thường gặp ở phụ nữ. Mỡ tập trung chủ yếu ở mông và các vùng xung quanh như háng và đùi.
Nếu WHR > 1: Vòng mông nhỏ hơn vòng eo. Đây là kiểu béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Người có kiểu béo phì này thường nhiều nguy cơ mắc các bệnh về gan, sỏi mật, cao huyết áp, tiểu đường, viêm tuyến tiền liệt và sinh lý ở nam giới.
Quá gầy hoặc quá béo đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người. Vì vậy, các bạn hãy thường xuyên theo dõi cân nặng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Để có một thân hình cân đối, khỏe mạnh, các bạn hãy chú ý tới chế độ ăn uống, tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Cách làm mát nhà, làm mát cơ thể trong ngày hè nóng nực
- Cách vệ sinh cơ thể của người Ai Cập cổ
- Cách lọc đánh giá ứng dụng, game trên App Store
- Tiêu chí nào để đánh giá máy đo huyết áp tốt?
- Cách đánh giá và cải thiện bảo mật cho một trang web
- Cách tắt thông báo đánh giá địa điểm Google Maps
- Cách viết đánh giá sản phẩm đã mua trên Lazada
-
Lịch thi đấu vòng chung kết U23 Châu Á 2020 của đội tuyển Việt Nam
-
Google Assistant chính thức hỗ trợ tính năng “Thông dịch viên” đối với một số ngôn ngữ
-
Cá có uống nước không?
-
Mời tải The Wolf Among Us, tựa game phiêu lưu hành động cực hay, đang miễn phí
-
Spotify sắp có đối thủ cạnh tranh mới đến từ công ty tạo ra TikTok
-
Ổ cứng chứa thông tin của hơn 29.000 nhân viên Facebook bị đánh cắp
-
Làm thế nào để sống sót khi lên cơn đau tim một mình?
-
Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
-
Tiêu chí nào để đánh giá máy đo huyết áp tốt?
-
8 loại thực phẩm có công dụng thải độc rất tốt, nên sử dụng nó trong mùa hè này
-
Dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn đang thiếu hụt Vitamin trầm trọng
-
10 dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang gặp vấn đề