Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình đơn giản hiệu quả

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy có những cách nào để phòng tránh và chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả? Cùng Quantrimang.com tìm lời giải đáp cho thắc mắc này bạn nhé!

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình là tình trạng người bệnh bị mất cân bằng tư thế, thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, ù tai.
  • Quay cuồng, lảo đảo, cơ thể mất cân bằng, mất phương lương, đứng không vững, đi lại loạng choạng.
  • Tầm nhìn xáo trộn, sợ ảnh sáng, khó nhìn tập trung vào 1 điểm, xuất hiện ảo giác.
  • Suy giảm thính lực, hay bị ù tai.
  • Hay mệt mỏi, khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Tâm lý thay đổi.
  • Nếu cố di chuyển khi bị gặp cơn bệnh, người bệnh rất dễ bị gãy dẫn đến trầy xước, gẫy chân gãy tay, thậm chí chấn thương sọ não nếu chẳng may đập đầu vào vật cứng.
  • Bệnh rối loạn tiền đình không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác chẳng hạn như thần kinh, tim mạch, huyết áp thấp, đột quỵ,…

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống

Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình

Để hạn chế tối đa những triệu chứng cũng như biến chứng có thể có của rối loạn tiền đình, việc phòng và chữa bệnh ngay từ bệnh ngay từ bây giờ là điều vô cùng quan trọng. Vậy cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ: Không thức khuya, tránh làm việc quá sức, tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt là các vùng cổ, vai gáy,…
  • Hạn chế sử dụng máy tính quá nhiều, ngồi quá lâu, thỉnh thoảng nên đứng dậy vận động.
  • Ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh, uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày).
  • Tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Hạn chế ở trong môi trường nhiều tiếng ồn.
  • Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết đột ngột thay đổi.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

cách phòng bệnh rối loạn tiền đình

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để phòng rối loạn tiền đình

Chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Hiện nay, bệnh rối loạn tiền đình chủ yếu được điều trị nội khoa (dùng thuốc, các thực phẩm chức năng bổ não) kết hợp với ăn uống và luyện tập khoa học. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được tích cực điều trị các bệnh đi kèm chẳng hạn như tăng huyết áp, mỡ máu cao,…

Theo các bác sĩ, việc luyện tập ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả chữa bệnh rối loạn tiền đình. Chỉ cần dành 10 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ, đạp xe đạp hoặc thực hiện các bài tập yoga đơn giản, bệnh tình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

bài tập chữa rối loạn tiền đình

Tập yoga hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình

Dưới đây là một số bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Bài tập 1: Tư thế trái núi

Tư thế trái núi là bài tập chữa rối loạn tiền đình với những động tác vô cùng đơn giản nhưng rất tốt cho việc giữ cân bằng. Các bước thực hiện như sau:

  • Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai đồng thời hít thở sâu và hóp bụng dưới.
  • Nâng cao nồng ngực, rướn các đốt sống lên cao. Hai tay vươn lên cao qua khỏi đầu, kẹp sát mang tai.
  • Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay thẳng thả lỏng. Giữ nguyên tư thế trong 1 - 3 phút và hít thở đều.

Bài tập 2: Tư thế đứng gập người về phía trước

  • Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng xuông thân mình.
  • Hít vào phình bụng lên. Hai tay nâng qua khỏi đầu, kéo duỗi các đốt sống lên cao.
  • Thở ra hóp bụng vươn dài.
  • Người gập về phía trước, hai tay chạm sàn, thả lỏng đỉnh đầu, cổ và vai gáy. Giữ nguyên tư thế từ 1 - 3 phút và hít thở thật sâu.

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập chữa rối loạn tiền đình này, nếu thấy choáng nhẹ thì bạn nên đặt 2 tay gối và nâng người từ từ dậy.

Bài tập 3: Tư thế con cá

Tư thế con cá là bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình với tác dụng tăng cường chức năng hô hấp, từ đó giúp đưa máu và oxy lên não tốt hơn.

  • Nằm ngửa trên thảm tập yoga, 2 chân khép sát nhau, 2 tay buông dọc theo người, lòng bàn tay úp xuống.
  • Nghiêng bên phải, lót tay trái dưới lưng. Nghiêng bên trái, lót tay phải dưới lưng.
  • Cùi chỏ tay thẳng, ấn sâu cùi chỏ dưới sàn đồng thời chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ.
  • Hít vào, đẩy ngực lên. Nâng đầu, vai lên khỏi sàn, thở ra từ từ và hạ nhẹ nhàng đầu xuống, thư giãn.

Bài tập 4: Tư thế cây cầu

Bài tập chữa rối loạn tiền đình - tư thế cây cầu - có tác dụng mở căng lồng ngực, giúp hơi thở sâu đồng thời tái tạo năng lượng cơ thể.

  • Nằm ngửa trên thảm, đồng gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên mặt sàn, ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt, cánh tay đặt dọc hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.
  • Từ từ hít vào, hông đẩy lên cao, thân trước dần căng ra theo từng nhịp thở. Giữ nguyên tư thế trong 5 - 10 phút.

Bài tập 5: Tư thế co gối chạm trán

  • Nằm ngửa trên sàn, hít vào, co gối, nâng 2 chân lên.
  • Thở ra, hai tay ôm gối, ép vào bụng.
  • Gối và ngón chân chụm sát nhau. Nâng cổ, đầu lên, cằm đặt giữa hai gối. Giữa nguyên tư thế trong 30 giây và hít thở sâu.

Hi vọng như chia sẻ của chúng về cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

>>> Tham khảo thêm:

Thứ Năm, 22/08/2019 15:12
31 👨 363
0 Bình luận
Sắp xếp theo