Cách kiểm tra phiên bản Bluetooth trong Windows 10
Như chúng ta đã biết, Bluetooth là một công nghệ không dây tầm ngắn cho phép truyền dữ liệu không dây giữa hai thiết bị hỗ trợ Bluetooth được đặt gần nhau trong một phạm vi nhất định. Nếu thiết bị Windows của bạn có hỗ trợ Bluetooth, đôi khi bạn có thể muốn biết phiên bản Bluetooth mà thiết bị Windows của mình đang sử dụng là gì để từ đó xác định xem nó hỗ trợ những tính năng nào và bạn có thể làm gì với thiết bị đó. Ví dụ: bắt đầu từ Windows 10 phiên bản 1803 (bản cập nhật tháng 4 năm 2018), thiết bị của bạn phải có Bluetooth 4.0 trở lên và có hỗ trợ Low Energy (LE) nếu muốn sử dụng tính năng chia sẻ gần (Nearby sharing) để gửi tệp và liên kết đến các thiết bị xung quanh thông qua Bluetooth.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm ra phiên bản Bluetooth hiện đang được sử dụng trên các thiết bị Windows 7, Windows 8 hoặc Windows 10 trên PC của bạn. Dưới đây là cách thức tiến hành:
Bước 1: Bật kết nối Bluetooth trên thiết bị của bạn.
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Win + R để mở cửa sổ Run, nhập từ khóa devmgmt.msc vào ô tìm kiếm trong Run và nhấp vào OK để mở trình quản lý thiết bị Device Manager.
Bước 3: Mở rộng kết nối Bluetooth đang bật trong trình quản lý thiết bị và nhấp đúp vào biểu tượng bộ điều hợp Bluetooth hoặc nhấp chuột phải cũng như nhấn và giữ trên biểu tượng bộ điều hợp Bluetooth và nhấp vào Properties (xem ảnh chụp màn hình bên dưới).
Bước 4: Trong mục Properties, bạn nhấp vào tab Advanced và xem xem số LMP (Link Manager Protocol - giao thức quản lý liên kết) là bao nhiêu, ví dụ: "8.4096".
Bước 5: So sánh số LMP mà bạn có (ví dụ: "8.4096") với các số trong bảng bên dưới để xem xem thiết bị của bạn đang sở hữu phiên bản Bluetooth nào.
LMP | Phiên bản Bluetooth |
0 | Bluetooth 1.0b |
1 | Bluetooth 1.1 |
2 | Bluetooth 1.2 |
3.x | Bluetooth 2.0 + EDR |
4.x | Bluetooth 2.1 + EDR |
5.x | Bluetooth 3.0 + HS |
6.x | Bluetooth 4.0 |
7.x | Bluetooth 4.1 |
8.x | Bluetooth 4.2 |
9.x | Bluetooth 5.0 |
Bước 6: Sau khi hoàn tất, bạn có thể đóng mục Properties và trình quản lý thiết bị nếu muốn.
Hy vọng hướng dẫn này hữu ích với bạn!
Xem thêm:
- Cách kiểm tra phiên bản Driver hiện tại của máy tính
- Cách kiểm tra phiên bản Adobe Flash Player trên trình duyệt
- Cách kiểm tra phiên bản Windows 10 đang cài trên máy tính
- Cách kiểm tra ổ đĩa trong Windows 10
- Cách kiểm tra phiên bản ứng dụng Windows hợp nhất (UWP) trong Windows 10
- Cách kiểm tra phiên bản macOS đang sử dụng
- Cách kiểm tra phiên bản DirectX trên Windows
-
Từ chiều nay, người dân có thể ngồi nhà đăng ký đổi bằng lái xe, bảo hiểm y tế
-
Cách mở nhiều tab file Word trên 1 giao diện
-
Tròn mắt với những tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ quả chuối
-
Cách sử dụng Data Miner để trích xuất dữ liệu từ các trang web
-
Hướng dẫn chơi Lotería và cách thắng
-
Lan truyền công cụ "hack" giúp Windows 7 vẫn nhận được bản cập nhật ngay cả khi Microsoft đã dừng hỗ trợ
-
Hướng dẫn cài Windows Server 2016 trên Windows 10
-
Cách bật hoặc tắt tính năng File History trong Windows 10
-
Cách bật hoặc tắt tính năng Windows trên Windows 10
-
Làm thế nào để thay đổi, kéo dài thời gian trì hoãn cập nhật trên Windows 10?
-
Cách thay đổi địa chỉ email chính cho tài khoản Microsoft
-
Cách mở PowerShell với quyền Admin trên Windows 10