Bất ngờ với bằng chứng chứng minh rằng chúng ta ngủ là để quên

Hầu hết chúng ta đều tin rằng ngủ là cách để tiết kiệm và phục hồi năng lượng sau một ngày hoạt động. Một số giả thuyết khác lại cho rằng giấc ngủ là cơ hội cho bộ não làm sạch những tế bào chết. Thậm chí, một số người lại tin rằng giấc ngủ ở động vật thực chất chỉ là cách chúng nằm im để tránh khỏi kẻ thù.

Nhưng theo hai nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện được những bằng chứng cho thấy mục đích của giấc ngủ là để quên đi một số ký ức.

Chúng ta ngủ để làm gì?

Từ năm 2003, hai nhà sinh vật học đến từ Đại học Wisconsin-Madison, Giulio Tononi và Chiara Cirelli đã đưa ra kết luận rằng quá trình liên kết tế bào tăng lên khi bộ não bận rộn cả ngày. Khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ đào thải bớt các mối quan hệ này để cắt đứt tín hiệu với tiếng ồn xung quanh.

Nhiều năm sau đó, họ còn phát hiện thêm những bằng chứng gián tiếp khác chứng minh giả thuyết về giấc ngủ như sóng điện từ do não bộ phát ra sẽ giảm đi đồng thời quá trình liên kết tế bào cũng thu hẹp lại trong quá trình con người ngủ.

4 năm sau, Luisa de Vivo – một trợ lý nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm khi tiến hành quan sát các mô tế bào ở một số con chuột thức và ngủ đã phát hiện ra hình dáng và kích cỡ của 6.920 tế bào phân kỳ. Bà cũng đã phát hiện một sự thay đổi đáng kinh ngạc: các tế bào phân kỳ trong não của những con chuột đang ngủ nhỏ hơn 18% tế bào của những con thức.

Ngủ là để quên đi một số ký ức

Trong nghiên cứu thứ hai, tiến sĩ Graham H. Diering và các cộng sự đến từ Đại học Johns Hopkins đã tiến hành điều tra các tế bào protein trong não chuột.

Họ phát hiện ra rằng số quá trình liên kết tế bào bị thu hẹp lại do hàng trăm tế bào protein khác nhau tăng hoặc giảm trong suốt quá trình ngủ. Nhưng, có một loại protein duy nhất cũng vô cùng quan trọng trong quá trình liên kết tế bào nằm ngoài quá trình này - Homer1A.

Tiến sĩ Diering và các đồng sự tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra rằng khi ngủ các protein Homer1A sẽ trở thành một loại "máy cắt tỉa" giúp não bộ quên đi một số thứ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một bài kiểm tra trí nhớ đối với loài chuột. Họ đặt chúng trong một phòng kín và dùng kìm chích điện chích nhẹ vào chúng. Chỉ một nhóm trong số chuột đó được tiêm một loại hóa chất để kìm hãm các nơron thần kinh không tham gia vào quá trình liên kết tế bào (gây mê) trong khi số chuột còn lại sẽ ngủ đêm như bình thường.

Hôm sau, tất cả chuột đều tỏ ra sợ hãi khi được đặt vào căn phòng hôm trước do chúng nhớ lại cú sốc điện. Nhưng khi được đặt vào một căn phòng khác, những con chuột bị tiêm hóa chất vẫn tỏ ra sợ hãi, đứng im một chỗ thì những con chuột bình thường đã chạy và tìm hiểu xung quanh căn phòng.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy những con chuột, và có lẽ là cả ở người, sẽ chỉ lưu trữ thông tin trước khi nó được hiệu chuẩn lại. Nếu không ngủ và không có sự hiệu chuẩn lại trong khi ngủ thì ký ức sẽ bị mất đi", tiến sĩ Diering nói.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại tỏ ra thận trọng với những bằng chứng này. Theo họ, khó có thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho câu hỏi "chúng ta ngủ để làm gì?".

Thứ Hai, 20/02/2017 16:30
31 👨 445
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học