"Bài học vỡ lòng" chụp ảnh phong cảnh cho ma mới

Cài đặt thông số, kĩ thuật, cách chụp

Chụp ảnh phong cảnh đòi hỏi người chụp phải có tính chủ quan của riêng mình với độ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Không đơn giản chỉ là bạn giờ máy và chụp, mà chúng ta cần điều chỉnh chế độ, kiểm soát được độ sâu của trường ảnh trước khi bấm máy chụp hình. Và cuối cùng, kết quả cho ra phải là những bức hình sắc nét, màu sắc hài hòa và cân đối.

Dù bất cứ tay thợ ảnh nào cũng đều bị thu hút khi tiến hành chụp ảnh phong cảnh, nhưng không phải ai cũng có thể có được nhưng tấm hình. Nhất là với dân mới chụp hình thì cần phải nắm rõ những kiến thức cơ bản khi muốn chụp ảnh ngoại cảnh.

1. Lựa chọn định dạng ảnh RAW hay JPEG:

Chụp ảnh phong cảnh hãy đổi qua định dạng RAW và JPEG. JPEG sẽ phù hợp với những tấm ảnh mộc không qua chỉnh sửa. Còn ảnh RAW, sẽ thích hợp với những ai thành thạo kỹ năng chỉnh sửa trên Photoshop vì ảnh RAW luôn là ảnh nguyên bản nhất. Định dạng ảnh RAW sẽ chứa nhiều thông tin về màu sắc hơn, đặc biệt là các dải màu khác nhau, chẳng hạn như bầu trời.

chụp ảnh phong cảnh

2. Chỉnh ISO về mức 100/200:

ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. ISO càng cao, máy bắt ảnh càng tốt khi chụp ở những nơi có điều kiện ánh sáng kém. Tuy nhiên, không phải lúc nào ISO cao cũng có lợi. Khi chụp phong cảnh bạn hãy sử dụng ISO ở mức thấp nhất trong cài đặt. Đa phần các camera sẽ có mức nhỏ nhất là ISO 100, nhưng cũng có thể là 200. ISO thấp sẽ đảm bảo được độ sai màu trong bức ảnh ít bị ảnh hưởng nhất, bức ảnh cũng sẽ không bị nhiễu hạt.

chụp ảnh phong cảnh

3. Khẩu đội f/16 chế độ A/AV:

Khẩu độ nhỏ hơn (số f/x với x càng lớn), sẽ cho độ sâu trường ảnh càng tuyệt vời hơn. Điều này cũng giải thích, đừng để khẩu độ nhỏ hơn mức f/16, việc này có thể sẽ ảnh hưởng độ mềm mại của bức ảnh. Để cài đặt phần này, chọn chế độ Aperture Priority (A/Av), tiếp đó dùng dial để chọn khẩu độ.

chụp ảnh phong cảnh

4. Sử dụng chân máy ảnh:

Sau khi đã thiết lập xong mọi thứ, hãy sử dụng chân máy ảnh (Tripod) để chụp phong cảnh. Hãy nhớ kiểm tra Tripod xem có bị nghiêng và đủ vững hay không, việc chưa setup tripod đúng cách có thể gây đổ ngã và làm hỏng máy ảnh của chúng ta,.Nếu có thể hãy sử dụng thêm 1 remote điều khiển để tránh tác động vào máy ảnh trong lúc chụp, giảm thiểu việc ảnh bị rung lắc.

chụp ảnh phong cảnh

5. Không lấy nét ở trung tâm khung ảnh:

Đa số mọi người đều lấy nét ở trung tâm khung ảnh, nhưng thường sẽ nhận được 1 shot ảnh có tính cân bằng, ở đây chúng ta chụp ảnh phong cảnh, nên không thể áp dụng. Khi bắt đầu tìm góc chụp, hãy sử dụng bố cục "một phần ba" căn bản nhất. Ngoài ra hãy tìm các đường dẫn và vật thể trong phông nền để tăng chiều sâu bức ảnh.

chụp ảnh phong cảnh

6. Quy tắc "một phần ba":

Tập trung vào quy tắc một phần ba để tối đa hoá độ sâu trường ảnh. Nếu 1 trong những điểm lấy nét nằm ở tại vị trí góc bạn muốn lấy nét, hãy sử dụng autofocus, ngược lại, hãy chọn điểm gần nhất trong khung ảnh, sử dụng autofocus, tiếp đó chuyển sang chế độ manual để khoá nét.

chụp ảnh phong cảnh

7. Kiểm tra thử một vài bức ảnh:

Chụp thử vài bức ảnh và kiểm tra biểu đồ màu. Biểu đồ sẽ hiển thị ở mức cân bằng nếu ảnh ở mức "phù hợp" - hài hoà giữa sáng và tối, cột bên trái sẽ là tối, bên phải sẽ là sáng. Điều quan trọng nhất khi xem đồ thị là bức ảnh không được có gam màu quá sáng hoặc quá tối đến mức biểu đồ hiển thị mất đi phần đầu.

chụp ảnh phong cảnh

8. Điều chỉnh thước đo sáng:

Nếu bạn nghĩ rằng ảnh đang quá sáng hoặc quá tối, nhấn và giữ nút +/- và sử dụng phím dial để điều chỉnh Exposure Compensation. -1 sẽ là về bên trái, làm cho ảnh tối đi, +1 sẽ là bên phải làm cho ảnh sáng lên. Hãy thử chụp vài bức ảnh để kiểm tra khả năng đo sáng của máy ảnh và chất lượng của bức ảnh trước khi chụp.

chụp ảnh phong cảnh

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Năm, 07/07/2016 21:56
51 👨 1.611
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp ảnh - Quay phim