Tượng đài Thổ Nhĩ Kỳ 1.300 năm tuổi phát hiện ở thảo nguyên Mông Cổ

Các nhà khảo cổ học đã khám phá một di tích độc đáo, ước tính có từ thế kỷ thứ tám, ở thảo nguyên của Mông Cổ.

Khu vực này bao gồm một quan tài bằng đá hình vuông, bao quanh bởi 14 trụ cột bằng đá lớn được che phủ bằng những dòng chữ Runic của Thổ Nhĩ Kỳ. Các trụ cột đá này là một trong những kiến trúc lớn nhất được tìm thấy ở Mông Cổ.

Tượng đài Thổ Nhĩ Kỳ 1.300 năm tuổi phát hiện ở thảo nguyên Mông Cổ

Dựa vào dữ liệu từ hệ thống (rune) (Rune là một hệ thống chữ cái được những người Bắc Âu sử dụng từ thế kỉ thứ I cho đến tận giữa thời Trung cổ. Ngoài chức năng là chữ cái để viết ra, rune còn được sử dụng như một hệ thống các biểu tượng dùng trong phép thuật và bói toán) cùng vết tích các quách cổ, các chuyên gia cho rằng công trình này thuộc về một vị vua, có thể là Bilge Qaghan, người cai trị Qaghanate của Thổ Nhĩ Kỳ, một liên bang du mục giữa 716 và 734 SCN.

Vị vua này cũng trở thành chỉ huy trưởng cao nhất trong thời trị vì kế vị của Bilge, Tengri Qaghan (734-741).

Các nhà nghiên cứu cho biết, những dòng chữ khắc trên các cột đá đã làm sáng tỏ cách thức cấu trúc quyền lực ở Mông Cổ phía Đông cách đây 1.400 năm được thành lập.

Tác giả chính Takashi Osawa cho biết: "Đài tưởng niệm này sẽ cho thấy mối quan hệ quyền lực của các nhà cai trị ở khu vực phía Đông của Qaghanat Thổ Nhĩ Kỳ và các lãnh thổ của họ cũng như mối quan hệ chính trị, quân sự với các bộ lạc Mông Cổ, như Khitan, Tatabi và Tatar.

"Ngoài ra, việc sắp xếp các cột đá trên cao nguyên cũng sẽ cung cấp thông tin quan trọng để thảo luận về các ý tưởng tôn giáo và viễn cảnh thế giới của những người du mục cổ đại", ông nói thêm.

Xem thêm:

Thứ Ba, 23/01/2018 12:57
31 👨 707
0 Bình luận
Sắp xếp theo