Tiếp xúc với hóa chất này có thể làm biến dạng hoocmon của trẻ

Một chất hoá học làm rụng lá tên gọi là Chất độc màu da cam được Hoa Kỳ sử dụng năm 1962 đến năm 1971 là một trong những chất diệt cỏ nhiễm dioxin đã được dùng trong chiến tranh Việt Nam và cũng như trong các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp khác nhau.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kanazawa ở Nhật Bản tiết lộ lần đầu tiên tác động của sự phơi nhiễm dioxin đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Teruhiko Kido nói rằng các điểm nóng dioxin ở miền Nam Việt Nam là những khu vực bị ô nhiễm chất này nặng nề nhất trên thế giới.

Tiếp xúc với hóa chất này có thể làm biến dạng hoocmon của trẻ

Kido nói thêm rằng việc con người tiếp xúc với dioxin có ảnh hưởng đến hooc môn và đột biến bởi nó có thể truyền qua các thế hệ và đặc biệt là những đứa trẻ sơ sinh sinh ra ở những khu vực này.

Việc sử dụng Chất độc màu da cam đã dẫn đến những ô nhiễm dioxin, với nồng độ hoá học cao hơn gấp hai lần ở các khu vực bị ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam.

Dioxin là các hóa chất gây rối loạn nội tiết (endocrine-disrupting chemicals - EDC) - chúng can thiệp vào các hooc môn gây đột biết dai dẳng trong cơ thể.

EDC được đánh giá có liên quan đến việc gây ra dị tật bẩm sinh, ung thư và rối loạn phát triển thần kinh khi con người nhiễm phải.

Đặc biệt, dioxin có ảnh hưởng đến một hoóc môn được gọi là Dehydroepiandrosterone (DHEA), nó là nguyên nhân gây ra các rối loạn giữa tính nam và nữ ở người.

Dioxin đã làm cho tình trạng này trở nên mất cân bằng, dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ và biến dạng, đột biến, biến dị...

Nhóm đã đánh giá, xem xét 104 phụ nữ có con sơ sinh của họ từ hai địa điểm được lựa chọn cẩn thận. Họ đã chọn một khu vực ở miền bắc Việt Nam, nơi mà ít bị Không quân Hoa Kỳ oanh tạc trong quá khứ và Biên Hòa là một thành phố công nghiệp nơi người Mỹ đã thả khoảng 50% chất Da cam và ít nhất bốn lần rò rỉ chất này vào năm 1969-1970.

Họ đã phân tích mức độ dioxin trong sữa mẹ và các mẫu nước bọt không xâm lấn từ trẻ sơ sinh đến mức hooc môn DHEA. Kết quả cho thấy nồng độ hoocmon DHEA tăng gần gấp 3 lần ở trẻ sơ sinh từ điểm nóng dioxin so với các vùng khác.

Điều này có liên quan đến di truyền được chuyển từ mẹ sang con thông qua máu từ dây rốn và sữa mẹ.

Nghiên cứu khẳng định rằng trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương với những chất độc môi trường này.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment.

Thứ Bảy, 14/10/2017 08:18
31 👨 738
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học