Sự sống trên Trái đất có thể đã đến từ các hạt sinh học trong bụi vũ trụ

Theo các nhà khoa học, cuộc sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ các hạt sinh học mang lại cho hành tinh của chúng ta qua các luồng bụi không gian.

Theo các nhà khoa học, các luồng bụi liên sao này từng liên tục bắn phá bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, có thể đưa các sinh vật nhỏ bé đến thế giới này, hoặc gửi các sinh vật trên trái đất tới các hành tinh khác, các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, Anh nói.

Các dòng bụi có thể va chạm với các hạt sinh học trong bầu khí quyển Trái đất với đủ năng lượng để đẩy chúng vào không gian. Một sự kiện như vậy có thể cho phép vi khuẩn và các hình thức sống khác tiến tới từ một hành tinh trong hệ mặt trời này sang một hành tinh khác và có thể vượt ra ngoài khỏi Hệ Mặt trời. Giáo sư Arjun Berera nói.

Sự sống trên Trái đất có thể đã đến từ các hạt sinh học trong bụi vũ trụ

"Việc phát tán bụi không gian nhanh chóng được tìm thấy trong các hệ thống hành tinh và có thể là một yếu tố phổ biến trong việc sinh sôi nảy nở dạng sống trong vũ trụ”.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Astrobiology cho thấy những tác động của tiểu hành tinh lớn có thể không phải là cơ chế duy nhất mà sự sống có thể chuyển đổi giữa các hành tinh, như chúng ta từng nghĩ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các dòng bụi không gian có thể di chuyển lên tới 70 km/giây - có thể va chạm với các hạt sinh học trong hệ khí quyển của chúng ta.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các hạt sinh học nhỏ có mặt ở 150 km hoặc cao hơn so mặt đất có thể bị vượt qua giới hạn chi phối của trọng lực Trái đất, theo luồng bụi không gian và cuối cùng nó đến các hành tinh khác. Cơ chế tương tự có thể cho phép trao đổi các hạt sinh học trong khí quyển giữa các hành tinh xa xôi.

Một số động vật nhỏ được gọi là tardigrade được biết là có khả năng sống sót trong không gian, vì vậy có thể các sinh vật đó - nếu có trong bầu khí quyển của trái đất, nó có thể va chạm với bụi không gian và đang di chuyển nhanh đến một hành tinh khác.

Xem thêm:

Thứ Ba, 12/12/2017 17:20
31 👨 728
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học