4 điều cần làm trước khi đem điện thoại đi bảo hành

Thông thường khi điện thoại gặp sự cố, hỏng hóc không thể tự khắc phục, hầu hết mọi người đều sẽ có suy nghĩ mang đến ngay cửa hàng sửa chữa điện thoại, trung tâm bảo hành để “chữa bệnh” cho dế yêu. Việc sửa chữa điện thoại có thể mất vài giờ nếu đó là lỗi nhẹ, ngược lại nếu là lỗi nặng thì có thể bạn phải để lại bảo hành vài ngày hoặc lâu hơn nữa. Vậy trước khi gửi điện thoại lại cửa hàng để bảo hành thì bạn cần phải làm gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi!

1. Khóa các ứng dụng tin nhắn, chat, mạng xã hội, hình ảnh

Các ứng dụng như Facebook, Zalo, Messenger, Viber hay thư viện hình ảnh thường chứa những dữ liệu cá nhân, nếu những thứ đó lọt ra ngoài bạn có thể sẽ gặp không ít những rắc rối, phiền toái. Đơn cử như hình ảnh cá nhân bị đem ra làm trò đùa, những đoạn tin nhắn riêng tư bị đọc lén, và hàng tá chuyện khác mà kẻ xấu có thể làm khi truy cập được vào những dữ liệu kiểu này.

Chính vì vậy, trước khi mang điện thoại đi bảo hành thì bạn nên khóa lại tất cả các ứng dụng này bằng vân tay hoặc mật khẩu đều được. Nếu đang dùng Android, bạn có thể tham khảo cách khóa các ứng dụng trên Android hoặc dùng iOS xem ngay cách khóa ứng dụng trên iPhone để biết cách thực hiện chi tiết và bảo vệ những ứng dụng cá nhân trên smartphone một cách an toàn nhất.

Khóa các ứng dụng tin nhắn, chat, mạng xã hội, hình ảnh

Lưu ý: Đa số những dữ liệu của chúng ta đều được đồng bộ hóa lên máy chủ của công ty phát triển ứng dụng nên bạn có thể xóa, đợi máy sửa xong về cài lại thì sẽ có đầy đủ dữ liệu trên máy. Tuy nhiên, với những ứng dụng không có cơ chế đồng bộ dữ liệu thì không nên xóa.

2. Backup lại máy

Bạn nên backup lại tất cả dữ liệu trong trường hợp điện thoại của bạn vẫn có thể hoạt động được và chỉ phải bảo hành một số bộ phận như camera, màn hình, vỏ máy,… Việc làm này sẽ tránh được tình huống xấu nhất là khi đem điện thoại đi bảo hành mà vô tình bị mất hết dữ liệu hay phát hiện ra lỗi nặng hơn bạn nghĩ. Tốt nhất là cứ theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đúng không nào, bởi khi mất dữ liệu thì rất khó tìm kiếm, thậm chí trong một số tình huống bạn sẽ không bao giờ tìm lại được dữ liệu.

Thêm một lời khuyên cho các bạn là nên tiến hành backup điện thoại thường xuyên ngay từ lúc máy vẫn đang chạy khỏe, không phải chỉ đợi đến khi máy bị hư mới backup đâu nhé. Vì rất có thể, một ngày không mấy đẹp trời chiếc điện thoại của bạn có thể lăn ra chết bất kỳ lúc nào không hay.

3. Xóa passcode

Đặt mật khẩu cho điện thoại giúp bảo mật máy của bạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Trước khi đem điện thoại đi bảo hành bạn nên gỡ passcode trên thiết bị để không phải tiết lộ passcode của mình với nhân viên tiếp nhận máy, đồng thời thuận tiện quá trình kiểm tra, bảo hành.

Xóa passcode

4. Unroot/ Unjailbreak thiết bị

Bạn nên đưa điện thoại về trạng thái ban đầu nếu máy có root hoặc jailbreak. Một số người dùng cho biết đã từng mang điện thoại root đi bảo hành nhưng không sao cả, tuy nhiên không phải tất cả các hãng đều như vậy, tùy từng hãng sẽ có những quy định riêng, kỹ thuật viên của hàng cũng có thể đưa ra những nhận định khác nhau. Do đó, nếu điện thoại của bạn có root hoặc có jailbreak thì tốt nhất là đưa máy về trạng thái ban đầu để tránh phiền toái, và cũng tránh làm khó công ty bảo hành.

Unroot/ Unjailbreak thiết bị

Trên đây là một số việc cần làm trước khi mang điện thoại đi bảo hành mà bạn nên biết. Thực hiện tất cả những điều như trên bạn có thể an tâm mang điện thoại đi sửa chữa mà không cần lo lắng bất cứ điều gì.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Xem thêm:

Chủ Nhật, 28/07/2019 08:36
42 👨 6.896
0 Bình luận
Sắp xếp theo