5 sai lầm mà các nhà lãnh đạo trẻ thường mắc phải

và những lời khuyên từ các chuyên gia nghề nghiệp.

Lãnh đạo không đơn thuần chỉ là vươn lên được vị trí C-level (chẳng hạn như CEO, CFO hay COO), có phòng làm việc riêng hay có quyền đưa ra các quyết định. Những nhà lãnh đạo giỏi luôn biết rằng thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc truyền cảm hứng và dẫn đường cho các thành viên trong đội. Trong khi đây là thực tế thì văn hóa doanh nghiệp ở một số tập đoàn điển hình lại coi các đặc điểm nổi bật như "sự chính trực" hay "hợp tác" như là những giá trị cốt lõi hàng đầu. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay thì liệu chúng có còn đóng vai trò quan trọng như vậy?

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Trung tâm lãnh đạo sáng tạo (Center for Creative Leadership) thì gần 40% giám đốc điều hành mới "chân ướt chân ráo" vào nghề hoàn toàn thất bại trong 18 tháng đầu đảm nhận công việc và thậm chí, nhiều trong số họ còn không đạt được những kỳ vọng mà những người tuyển dụng họ đặt ra. Roxi Hewertson – CEO của Highland Consulting Group và AskRoxi.com chia sẻ tỷ lệ thất bại này xuất phát từ sai lầm trong quy trình tuyển dụng và hỗ trợ lãnh đạo.

"Các tổ chức đã không thiết lập một quy trình hỗ trợ phù hợp cho các lãnh đạo mới hoặc không làm rõ các kỳ vọng về cách ứng xử và hành động có liên quan tới vị trí này", Hewertson – tác giả của cuốn "Lead Like It Matters ... Because It Does" (McGraw-Hill, 2014) cho biết. "Đa phần, cách mà họ được giao trách nhiệm cũng phản ánh liệu rằng họ sẽ thành công hay thất bại. Hệ thống về cơ bản đã bị phá vỡ trong các tổ chức và chính điều này đã khiến cho nhiều nhân tài không thể tỏa sáng".

Lãnh đạo

Dưới đây là 5 lý do chính vì sao các nhà lãnh đạo "mới vào nghề" không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu mong muốn có cơ hội thăng tiến hơn nữa thì bạn cần nhanh chóng thay đổi.

1. Quá tự tin hoặc thiếu tự tin

Đa phần nhân viên – bất kể là ở vị trí nào, dù là lãnh đạo – đều nắm được họ thích điều gì ở ông chủ. Nhiều người còn tự tin rằng họ sẵn sàng chấp nhận thử thách "làm sếp" dù thực tế là không hề dễ để hoàn thành nhiệm vụ khi ở vị trí đó.

"Nói dễ, làm khó. Tất cả chúng ta đều biết một nhà lãnh đạo giỏi hoặc tốt trông như thế nào và sẽ trở nên như thế nào. Tuy nhiên, một khi ở vai trò đó, chúng ta thường quên những gì đã biết và tỏ ra bản thân quan trọng tới mức khiến người khác cảm thấy khó chịu hoặc không hề chắc chắn rằng liệu mình có làm việc hiệu quả như kỳ vọng hay không".

2. Tiếp cận vai trò lãnh đạo với kỳ vọng sai lầm

Trở thành thành viên của một Team nào đó là một chuyện, trở thành Leader của Team đó lại là chuyện khác. Những nhà lãnh đạo còn non trẻ thường chưa thực sự sẵn sàng với nhiều thực tế phải đối mặt trong việc quản lý nhóm nên họ thường dễ dàng phớt lờ các vấn đề khi sự việc trở nên nghiêm trọng hơn hoặc phản ứng thiếu thận trọng.

"Hiếm khi những nhà lãnh đạo mới hiểu rõ về điều mà thực sự họ đang phải giải quyết. Nhiều trong số đó không phải là điều họ mong đợi hoặc có khao khát hoặc có đủ khả năng để kiểm soát tốt được", Hewertson nói.

3. Không có các kỹ năng phù hợp

Leader

Để trở thành một "bậc thầy" về lãnh đạo, bạn đòi hỏi phải tích lũy rất nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Chúng ta buộc phải học cách lãnh đạo, đồng thời, nắm rõ các kỹ năng và động lực cần thiết của một Leader khác với nhân viên bình thường như thế nào. Mọi thứ không còn chỉ ở bạn. Bạn chỉ thành không khi tất cả mọi người trong tổ chức thành công. Tuy nhiên, thực tế là không nhiều nhà lãnh đạo trẻ nhận thức được điều đó.

Thay vì tập trung quá vào công việc, bạn nên tranh thủ sự hỗ trợ từ mọi người để có thể thành công trong vai trò lãnh đạo.

4. Bỏ qua việc xây dựng các mối quan hệ

Lãnh đạo chính là tạo dựng các mối quan hệ - phát triển lòng tin, đội nhóm và tối ưu hóa kỹ năng liên nhân. Leader sẽ phải trả giá rất đắt nếu không chú trọng tới quá trình này, bởi lẽ, bỏ qua đồng nghĩa với thất bại.

5. Không lắng nghe

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ phải hoặc cần hành động như thể họ biết tất cả các câu trả lời – họ không cần ai gợi ý và cũng không nên thể hiện là họ không biết.

Lắng nghe không phải là điểm mạnh của những Leader trẻ và không hiếm người vội vàng ngắt lời người khác thay vì tập trung nghe hết những gì mà nhân viên đang trình bày.

Trong cuốn sách của mình, Hewertson cũng đã mô tả về 4 bộ kỹ năng mà nhà lãnh đạo phải chinh phục được, bao gồm: personal (tự nhận thức), interpersonal (các kỹ năng giao tiếp), team (làm việc và phát triển đội nhóm) và văn hóa/hệ thống (đánh giá tổ chức). Personal là kỹ năng mà các Leader cần tập trung đầu tiên để có thể tránh những sai lầm trong lãnh đạo.

"Nếu đầu tiên không tự nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu của mình thì thật khó để kiểm soát được hành vi của cá nhân, nhận thức được hành vi của người khác hay quản lý các mối quan hệ hiệu quả. Do vậy, điều quan trọng là nắm được mục đích, giá trị, tầm nhìn, điều gì nằm trong khả năng hoặc ngoài khả năng của bạn. Sau đó, sử dụng nhận thức đó để rèn luyện và tích lũy các kỹ năng cần thiết nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc".

Thứ Sáu, 12/08/2016 11:12
31 👨 718
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc