3 lưu ý khi đặt tên cho startup

Hướng vào mục tiêu, duy nhất và phải tạo được sự liên tưởng khi người dùng nhìn vào nó.

Đặt tên cho startup là một trong những nhiệm vụ dễ nhất khi bắt đầu khởi nghiệp. Không hẳn như vậy.

Khi đặt tên cho công ty của mình, bạn sẽ cần phải cân nhắc rất nhiều thứ: Liệu tên gọi đó có bị trùng với tên của một doanh nghiệp nào khác đang hoạt động? Tên đó nghe có thú vị không? Có tạo được ấn tượng và dễ ghi nhớ không? Có thể sử dụng lâu dài hay chỉ một thời gian sau sẽ phải đổi bằng cái tên khác? Liệu rằng nó có phù hợp khi hiển thị trên tiêu đề email? Ngoài ra còn có rất nhiều những câu hỏi khác mà bạn cần phải có câu trả lời rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đâu là cái tên mà bạn ưng ý nhất.

Các xu hướng gần đây cũng cho thấy rằng rất nhiều công ty lựa chọn tên có khoảng 5 đến 10 ký tựít nhất trong đó có một phụ âm rất "kêu" (hard consonant, chẳng hạn như C hay G). Google, Starbucks hay Verizon là những ví dụ điển hình của cách đặt tên như vậy.

Hiển nhiên là không hề có nguyên tắc bất di bất dịch nào khi đặt tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các startup Đông Nam Á thì vẫn có một số những lưu ý mà bất cứ ai có ý định khởi nghiệp cũng cần quan tâm nếu muốn lựa chọn được một cái tên hay nhất cho "đứa con tinh thần" của mình.

1. Hướng về mục tiêu

Nhóm sáng lập trang web tìm việc làm Kalibrr (Philippine) lựa chọn cái tên này cho startup của mình bởi vì họ sử dụng một nền tảng mà tập trung vào các kỹ năng cho những người săn việc sử dụng site của họ. ''[Chúng tôi tập trung vào] thực lực của các ứng viên chứ không phải là các mạng lưới hay chỉ mỗi trình độ học vấn". Daniel Olivan – quản lý mảng tiếp thị nội dung của website này cho biết.

Startup

Olivan chia sẻ rằng họ đã phát triển hoạt động kinh doanh xoay quanh mục tiêu này: "Các kỹ năng công khai được thống nhất với cách mà các thuật toán của chúng tôi ghép nối công việc với người xin việc và các ứng viên với nhà tuyển dụng. Chúng tôi nhấn mạnh tới điểm mà người dùng đạt được khi họ làm các bài đánh giá trực tuyến".

Tên gọi của startup sẽ phản ánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì: "Hãy khiến nó trở nên đơn giản để bất cứ ai cũng có thể ngay lập tức kết nối những ý tưởng liên quan với tên mà bạn đã chọn".

Ashwin Jeyapalasingam, giám đốc hoạt động và đồng sáng lập của CatchThatBus – dịch vụ đặt vé xe bus ở Malaysia cũng đồng ý với quan điểm trên. "Chúng tôi muốn một cái tên có thể giải thích được điều chúng tôi làm một cách rõ ràng và cái tên đó sẽ nằm trong hệ thống thương hiệu sau này nữa, phòng khi chúng tôi mở rộng chuỗi dịch vụ, chẳng hạn như CatchThatTrain hay CatchThatPlane..."

2. Duy nhất

Olivan nói rằng điều quan trọng ở đây là tên gọi startup cần khác biệt so với những công ty khác và đảm bảo tên đó cũng có thể được sử dụng để đặt tên cho trang web. "Mặc dù có rất nhiều cách sáng tạo để tìm kiếm một cái tên tốt nhất cho website khi tên miền đã bị trùng nhưng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể có được một cái tên mà chỉ thuộc về chính bạn".

Đặt tên công ty

Jeyapalasingam thực sự rất thích cái tên "CatchTheBus.com" nhưng không may rằng nó đã bị một công ty khác sử dụng. "Chúng tôi muốn tên miền .com chứ không phải chỉ là .my, .co hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy".

3. Có sự liên tưởng

Tên của doanh nghiệp cần phải trở nên hấp dẫn hết sức có thể để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ nó. Tên gọi có chứa danh từ sẽ tạo tính liên tưởng, gợi nhớ.

Khởi nghiệp

Khi xét đến yếu tố tạo sự hồi tưởng cho khách hàng thì tốt nhất là tên startup nên có một chút khác biệt.

"Cái tên CatchThatBus không phải dành cho những người nói tiếng Anh ở một đất nước mà đây không phải là ngôn ngữ chính thức và mặc dù có một đại từ trong tên như vậy nhưng thường sẽ khiến mọi người nhớ về chúng tôi theo kiểu Catch The Bus hay Catch A Bus..... Chúng tôi đã từng có ý định sử dụng tên gọi khác khi mở rộng dịch vụ sang một quốc gia mới nhưng đến bây giờ thì CatchThatBus vẫn được giữ nguyên ngay cả khi chúng tôi đã có mặt ở Malaysia hay Singapore".

Thứ Ba, 30/08/2016 09:44
31 👨 766
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc