3 bước đơn giản để vệ sinh giường nệm đúng cách

Mỗi người trong số chúng ta đều dành gần 1/3 quãng đời của mình ở trên giường ngủ nên đây chính là đồ dùng cần được vệ sinh kỹ lưỡng. Việc vệ sinh giường nệm (hay còn gọi là đệm) thường xuyên có thể giúp làm giảm các vấn đề dị ứng trong phòng ngủ, duy trì độ mới và sạch sẽ của đệm trong nhiều năm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xử lý ngay các vết nước đổ trên đệm để ngăn ngừa vết bẩn bám dính trên đó hoặc nấm mốc phát triển. Rất may mắn là việc vệ sinh giường nệm giờ đây không còn khó khăn và bạn có thể tự vệ sinh đệm bằng một số công cụ, nguyên liệu làm sạch cơ bản. Hãy cùng chúng tôi tham khảo 3 bước đơn giản để vệ sinh giường nệm đúng cách trong bài viết dưới đây nhé!

Phần 1: Tháo toàn bộ ga giường

1. Di chuyển gối và đồ trang trí ra khỏi giường

Di chuyển gối và đồ trang trí ra khỏi giường

Trước khi vệ sinh đệm, bạn phải di chuyển toàn bộ các vật dụng trên mặt nệm. Trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc tháo các lớp đồ dùng trên cùng như gối ngủ, gối trang trí, chăn màn, đồ chơi và các đồ vật khác. Sau đó, di chuyển gối ngủ ra khỏi giường và tháo vỏ gối ra để mang đi giặt. Tiếp đến, gấp chăn màn và chuyển các đồ vật còn lại trên giường sang vị trí khác trong phòng để không ngáng đường trong lúc vệ sinh nệm.

2. Tháo ga nệm

Tháo ga nệm

Sau khi chuyển hết đồ trang trí, gối ngủ và đồ vật trên mặt nệm ra ngoài, bạn nên tháo hết lớp ga nệm phủ trên cùng, ga cố định nệm và lớp bọc dùng để bảo vệ nệm. Mang ga nệm bằng vải đi giặt cùng với vỏ gối.

3. Giặt toàn bộ vải trải giường và ga nệm

Giặt toàn bộ vải trải giường và ga nệm

Khi tháo dỡ xong mọi thứ ra khỏi giường và chỉ để lại nệm trống, bạn nên bắt đầu tiến hành quy trình giặt. Giặt ga, vải trải đệm và vỏ gối bằng máy giặt trong quá trình vệ sinh nệm. Bằng cách này, bạn sẽ giúp giường hoàn toàn sạch sẽ.

  • Hãy đọc và làm theo hướng dẫn cách giặt các loại vải. Dùng nước nóng hết mức và cài đặt chế độ sấy để tiêu diệt vi khuẩn hoặc mạt bụi ẩn náu trong ga nệm.
  • Nếu dùng chăn lông vịt, bạn nên tháo bọc chăn ra và giặt chung với ga nệm.

Phần 2: Vệ sinh và khử mùi hôi cho nệm

1. Hút bụi

Hút bụi

Bước đầu tiên vệ sinh nệm là hút bụi. Việc hút bụi giúp loại bỏ mạt nhà, bụi bẩn, da chết, tóc rụng và các mảnh vụn khác ra khỏi nệm. Bạn nên dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn trong quá trình vệ sinh mặt trên cùng của nệm. Sử dụng vòi hút dài để hút hết bụi ra khỏi khe rãnh, mép, viền, cạnh và góc nệm. Lưu ý trước khi hút bụi, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vòi và cọ gắn kèm máy hút bụi.

2. Xử lý vết nước đổ

Xử lý vết nước đổ
Bạn nên xử lý ngay các vết nước đổ trên nệm. Làm ướt khăn sạch bằng nước lạnh và thấm vết nước đổ đó. Không được chà xát quá mạnh để tránh nước ngấm sâu hơn vào nệm. Thấm cho đến khi khăn hút hết nước dư thừa trên nệm.

Xem thêm: 13 công dụng tuyệt vời của GIẤM có thể bạn chưa biết

3. Loại bỏ vết bẩn trên nệm

Loại bỏ vết bẩn trên nệm

Hòa 2 thìa oxy già (30ml) với 1 thìa nước rửa chén (15ml) vào trong bát nhỏ. Dùng thìa khuấy cho đến khi hỗn hợp tạo thành bọt. Nhúng bàn chải đánh răng cũ vào bọt nước và nhẹ nhàng chà xát lên vùng nệm bị bẩn. Sau đó lau sạch nước thừa bằng khăn ẩm và sạch.

  • Đối với nệm xốp, chỉ nên dùng lượng dung dịch làm sạch cực kỳ nhỏ để tránh làm ướt xốp.
  • Dung dịch này có thể xử lý hiệu quả các vết bẩn do bụi, thức ăn và nước uống.

4. Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch enzyme

Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch enzyme

Phun một ít dung dịch làm sạch enzyme lên một chiếc khăn sạch. Chấm khăn lên trên vết bẩn và giữ nguyên trong vòng 15 phút. Dùng chiếc khăn đó tiếp tục chấm lên khu vực bị bẩn để loại bỏ vết bẩn. Thấm sạch khu vực vừa xử lý vết bẩn bằng khăn sạch nhúng nước lạnh.

  • Không phun trực tiếp dung dịch làm sạch lên nệm. Không để nệm ướt, đặc biệt là nệm xốp, do đó, trong quá trình xử lý vết bẩn bạn nên dùng dung dịch làm sạch càng ít càng tốt.
  • Dung dịch làm sạch enzyme có thể phân giải các protein trong máu, nước tiểu, mồ hôi, chất nôn và các vết bẩn sinh học khác. Ngoài ra, dung dịch này còn giúp xử lý hiệu quả vết bẩn do dầu mỡ gây ra.

5. Rắc muối nở baking soda lên nệm

Rắc muối nở lên nệm
Sau khi xử lý vết bẩn, bạn có thể vệ sinh và khử mùi toàn bộ nệm bằng cách rắc thật nhiều muối nở baking soda lên khắp bề mặt nệm.

  • Để nệm có mùi hương dễ chịu, bạn có thể nhỏ 5 giọt tinh dầu yêu thích vào muối nở trước khi rắc lên nệm.
  • Đổ muối nở baking soda lên sàng để có thể rải đều lên nệm thông qua sàng.

6. Chờ một thời gian để muối nở hút mùi

Chờ một thời gian để muối nở hút mùi

Giữ nguyên muối nở baking soda trên nệm khoảng 30 phút giúp muối nở có thời gian phân giải axit, hút mùi cùng các chất lỏng còn sót lại trong quá trình loại bỏ vết bẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể giữ nguyên muối nở vài tiếng trên nệm nếu có thời gian. Bởi muối nở để trên nệm càng lâu, hiệu quả hấp thụ và làm sạch càng cao.

Xem thêm: Điều kỳ diệu gì sẽ xảy ra nếu rắc baking soda lên giường nệm?

7. Hút bụi nệm thêm lần nữa

Hút bụi nệm thêm lần nữa

Sau khi để muối nở baking soda trên nệm đủ thời gian, bạn có thể hút hết muối nở ra khỏi nệm bằng cách dùng máy hút bụi. Axit, mùi hôi và nước hấp thụ trong muối nở sẽ được loại bỏ theo muối nở. Sau đó, dùng cọ để xử lý mặt trên cùng của nệm và dùng vòi dài để hút hết muối nở trong các góc, khe rãnh, đường nối và đường viền nệm.

8. Phơi nệm ra ngoài không khí

Phơi nệm ra ngoài không khí

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn nên phơi nệm ra ngoài không khí một thời gian để sấy khô hết nước còn đọng lại trên nệm. Nước mắc kẹt bên trong nệm có thể gây nấm mốc và rất khó làm sạch.

  • Khi thời tiết ấm nóng, bạn có thể mở cửa sổ để không khí mát từ ngoài tràn vào phòng và sấy khô nệm nhanh hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mở màn và rèm cửa để đón lấy ánh nắng mặt trời vì tia UV từ ánh mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc trên nệm, loại bỏ triệt để mùi hôi và sấy khô nệm nhanh hơn.

Phần 3: Bảo vệ nệm

1. Lật hoặc xoay lại nệm

Lật hoặc xoay lại nệm

Đối với loại nệm thông thường không phân biệt mặt trên và mặt dưới, bạn có thể lật mặt kia lên để nằm hoặc chỉ cần xoay 180 độ đối với nệm có mặt trên và mặt dưới rõ ràng. Cách này giúp bề mặt nệm lún đều hơn khi nằm. Lưu ý rằng cứ cách 3-6 tháng nên lật hoặc xoay nệm một lần để nệm lún đều hơn.

2. Dùng bọc bảo vệ nệm

Dùng bọc bảo vệ nệm

Đây là lớp bọc nhựa giữ an toàn cho nệm. Bạn có thể lồng nệm vào bọc giống như lồng chăn lông vịt vào vỏ chăn vậy, sau đó kéo khóa lại để nệm không bị dính nước, bụi bẩn, thậm chí là rệp giường. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua túi hoặc bọc nệm để bảo vệ mặt trên của nệm và ngăn không cho nệm bị dính nước và bụi bẩn.

3. Trải lại giường

Trải lại giường

Sau khi vệ sinh, sấy khô, lật và bảo vệ nệm, bạn có thể trải ga sạch lên nệm. Hãy bắt đầu bằng ga cố định nệm, sau đó là ga trải trên cùng. Lồng gối vào vỏ gối, sau đó đặt gối, nệm và đồ trang trí trở lại giường.

Lướt tay khắp mặt nệm để kiểm tra nệm có còn ướt không trước khi trải lại giường. Nếu trải ga và chăn lên nệm ướt, nệm sẽ không khô và sản sinh nấm mốc gây hại cho sức khỏe của bản thân.

Xem thêm: 9 tuyệt chiêu dọn dẹp nhà cửa siêu đẳng giúp tiết kiệm thời gian

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 01/08/2017 17:22
3,56 👨 11.919
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chăm sóc Nhà cửa