Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà đúng cách

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để đảm bảo độ bền cho máy

Vệ sinh điều hòa sau 3, 4 tháng sử dụng hoặc trước khi bước vào mùa hè nắng nóng sẽ giúp nguồn không khí còn được làm sạch hơn, mát hơn, máy chạy được ổn định hơn, bền hơn thậm chí kéo dài tuổi thọ của máy.

Vệ sinh điều hòa bạn có thể tự thực hiện ở nhà nếu có kiến thức nhất định hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của thợ sửa chữa chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh điều hòa đúng cách ngay tại nhà, mời các bạn tham khảo.

1. Khi nào cần phải vệ sinh điều hòa?

Tùy vào tần suất sử dụng, môi trường xung quanh bụi bẩn nhiều hay ít mà thời gian bảo dưỡng điều hòa không khí có thể khác nhau. Ngoài những điều kiện nói trên, thời gian bảo dưỡng định kỳ lý tưởng là khoảng từ 3- 6 tháng một lần.

Vệ sinh điều hòa như thế nào cho đúng?

Khi thấy máy hoạt động ì ạch, lâu cho hơi lạnh là lúc cần nghĩ đến tình huống điều hòa bị dơ, lưới lọc bị tắc nghẽn do bụi bẩn hoặc thiếu gas làm lạnh nên cần được vệ sinh, kiểm tra tổng thể... Việc để điều hòa hoạt động ì ạch sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn cũng như dẫn đến tình trạng nhanh hỏng máy. Bên cạnh đó, nếu để điều hòa quá dơ, bụi bẩn theo hệ thống quạt trong máy tỏa vào phòng, hít phải thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Vì thế, việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa không chỉ giúp bảo vệ máy mà còn mang ý nghĩa chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

2. Quá trình bảo dưỡng điều hòa gồm những gì?

Một quy trình bảo dưỡng sẽ gồm rất nhiều thao tác như: vệ sinh lưới lọc bụi bẩn, vệ sinh khoang chứa cánh quạt, màng chứa nước ngưng từ cục lạnh, kiểm tra vỏ máy, độ lưu thông gió của dàn nóng và dàn lạnh, kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung máy nén, các mối nối điện...

Vệ sinh điều hòa như thế nào cho đúng?

Ở mức độ cơ bản, nếu tự trang bị kiến thức cho mình, người dùng có thể tự tiến hành kiểm tra, vệ sinh điều hòa tại nhà với các bước như: kiểm tra một lượt tình trạng máy, đảm bảo không có dị vật lọt vào dàn nóng, dàn lạnh; tháo bộ lọc không khí mang đi chùi rửa, vệ sinh bên ngoài quạt, lốc máy, lưới bảo vệ... Tuy nhiên, nếu không thực sự hiểu về máy móc, hãy để phần việc ấy cho các chuyên viên bảo trì bởi họ có thể giúp bạn "kiểm tra sức khỏe" và nhanh chóng "chẩn bệnh" nếu điều hòa đang gặp trục trặc nào đó.

Vệ sinh điều hòa như thế nào cho đúng?

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh tại nhà

Trước khi bắt đầu thực hiện, bạn cần chuẩn bị bộ vệ sinh điều hòa gồm có:

  • Máy bơm tăng áp để xịt rửa kỹ càng hơn các khe kim loại mà khó có thể vệ sinh thủ công bằng tay
  • Bạt và áo trùm vệ sinh máy lạnh: Dùng để chứa bụi bẩn trong quá trình vệ sinh, tránh việc bụi bẩn bị tràn ra bên ngoài.
  • Chai xịt vệ sinh máy lạnh
  • Găng tay
  • Khăn mềm
  • Dung dịch vệ sinh
  • Dầu động cơ

Cách vệ sinh cục nóng điều hòa

Bước 1: Tắt nguồn điện, sau đó tháo thiết bị trượt ra khỏi tường.

Bước 2: Vệ sinh cánh tản nhiệt bằng lược chải điều hòa để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên bề mặt. Nếu cánh tản nhiệt bị cong trong quá trình hoạt động thì chỉnh lại.

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng bằng máy hút bụi hoặc một số chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh.

Bước 4: Vệ sinh dàn tản nhiệt điều hòa bằng cách dùng lược chải hoặc khăn mềm để loại bỏ hoàn toàn lớp bụi bẩn bên trong. Trong một số trường hợp bạn phải dùng chất tẩy rửa chuyên dụng mới có thể làm sạch được.

Bước 5: Tiến hành làm sạch cánh quạt động cơ của máy điều hòa bằng khăn mềm.

Cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa

Bước 1: Tiến hành vệ sinh lưới lọc. Tháo lưới lọc ra và ngâm chúng trong nước, dùng miếng rửa chén để cọ rửa nhẹ, loại bỏ bụi bẩn và để lưới lọc thật khô ráo.

Bước 2: Làm sạch cánh quạt và khoang chứa

Dùng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner (hóa chất làm sạch dàn lạnh) xịt vào các khe giữa của lá kim loại (tránh để hóa chất tiếp xúc gây hư bo mạch điện tử). Sau khoảng 10 - 20 phút, rồi lau sạch bề mặt bằng khăn ẩm.

Bước 3: Lắp lại lưới lọc vào máy lạnh và dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt bên ngoài để máy lạnh sạch đẹp hơn.

Bước 4: Mở máy lạnh

Bạn cắm điện để mở điều hòa. Nếu máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ là quá trình làm vệ sinh máy lạnh đạt thành công.

3. Lựa chọn loại điều hòa chống bám bẩn và tự làm sạch

Nếu bạn cảm thấy khâu bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa khá phức tạp, mất thời gian, công sức thì ngay từ ban đầu, hãy chọn điều hòa có chức năng kháng khuẩn, chống bám bẩn sẽ là bước quan trọng để giảm tải hoạt động mệt nhọc sau này. Hiện nay, công nghệ sản xuất điều hòa không khí đã phát triển đến mức cho ra những chiếc điều hòa thông minh đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng từ tính năng điều chỉnh nhiệt độ, chăm sóc sức khỏe và cả khâu làm sạch máy khi sử dụng. Như dòng điều hòa inverter Toshiba Bright Future chẳng hạn, ngoài việc giảm lượng tiêu thụ điện đến 50%, có khả năng làm lạnh ngay lập tức còn rất nhiều tiện ích khác giúp bảo vệ sức khỏe người dùng và nhất là "nhàn tênh" trong khâu vận hành và bảo dưỡng máy.

Vệ sinh điều hòa như thế nào cho đúng?

Đầu tiên phải kể đến là chức năng chống bám bẩn nhờ công nghệ Magic Coil với lớp phủ đặc biệt ngăn ngừa bụi bẩn bám vào dàn lạnh trong quá trình sử dụng. Nếu có bụi bẩn cứng đầu nào lọt được vào dàn lạnh, sẽ bị màn lọc ngăn lại. Tiếp đó, hệ thống trao đổi nhiệt trong máy sẽ hấp thu và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn qua đường thoát nước, kể cả những loại bụi bẩn cực nhỏ mắt thường không nhìn thấy.

Vệ sinh điều hòa như thế nào cho đúng?

Dù dùng đến 3 bước lọc chống bụi bẩn như thế nhưng chiếc điều hòa này vẫn được trang bị thêm chức năng tự làm sạch. Sau khi tắt máy, cánh quạt trong điều hòa vẫn tiếp tục chạy thêm 20 phút giúp làm khô hẳn hơi ẩm còn sót lại, ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Máy còn có công nghệ IAQ chứa 2 tác nhân kháng thể enzyme và tinh thể bạc có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm mốc lên đến 99,9%. Tuy nhiên, nếu người dùng vẫn muốn vệ sinh điều hòa theo định kỳ thì vẫn có thể tự mình làm điều đó dễ dàng vì tấm lưới học được thiết kế để dễ dàng tháo lắp.

Điều hòa hay bất cứ đồ dùng nào đều có thời hạn bảo dưỡng và vệ sinh để đảm bảo công suất, cũng như các linh kiện trong máy. Hãy thường xuyên "chăm sóc" cho chiếc điều hòa gia đình bạn để có thể tạo nên không gian thoải mái, dễ chịu nhất là những ngày hè nắng nóng nhé.

Thứ Hai, 25/03/2024 14:56
42 👨 7.893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Điều hòa