Tại sao bạn luôn cảm thấy đường về ngắn hơn đường đi?

Hầu như ai cũng có cảm giác này: chúng ta đều thấy đường về luôn ngắn hơn so với đường đi dù quãng đường không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Tại sao vậy?

Nhiều người cho rằng chúng ta có cảm giác đó là do ảo giác. Nhưng các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu, thí nghiệm và đi đến kết luận đó không phải áo giác và đặt tên cho nó là "hiệu ứng đường về" – "return trip effect".

Hiệu ứng đường về

Có hai giả thuyết được đưa ra, giả thuyết về sự quen thuộc và về sự mong đợi của bản thân chúng ta cho hiện tượng này.

Về sự "quen thuộc", giống như những việc làm hàng ngày khiến ta tốn ít sức lực để hoàn thiện hơn những việc mới bắt tay vào làm, thì những quãng đường quen thuộc với chúng ta sẽ làm ta có cảm giác cần ít thời gian hơn để đi hết.

Về sự "mong đợi", nếu như đường đi dài hơn chúng ta tưởng thì chúng ta cũng sẽ lại tưởng rằng, lại mong đợi rằng đường về sẽ "không còn dài đến thế", và chính suy nghĩ ấy khiến ta thấy rằng đường về chẳng xa như mình đã nghĩ.

Năm 2011, nhà tâm lý học xã hội Niels van de Ven tại Đại học Tilburg, Hà Lan và nhóm của ông đã tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu để khám phá hai giả thuyết về "hiệu ứng đường về".

Trong nghiên cứu đầu tiên:

69 người tham gia thí nghiệm đi và về bằng xe buýt tại một công viên giải trí. Kết quả cho thấy tất cả 69 đều có "hiệu ứng đường về", họ có cảm giác đường về ngắn hơn đường đi.

Hiệu ứng của họ đúng với những gì giả thuyết về sự mong đợi nêu lên: những người nghĩ rằng quãng đường dài hơn họ tưởng cảm thấy đường về lại không dài đến thế.

Những người nghĩ rằng quãng đường dài hơn họ tưởng cảm thấy đường về lại không dài đến thế.

Trong nghiên cứu thứ hai:

93 người tình nguyện đi bằng xe máy trên quãng đường đi và về, trong đó có một số người đi và về. Nhưng ai cũng trải qua "hiệu ứng đường về" khi quay lại. Họ ước lượng đường đi tốn trung bình 44 phút, còn đường về chỉ có 37 phút, dù đoạn được không hề khác nhau.
Việc đi và về trên những con đường khác nhau sẽ không có cảm giác quen thuộc. Việc họ đều có cảm giác "hiệu ứng đường về" giúp giả thuyết "mong đợi" lại có thêm bằng chứng hỗ trợ.

Nghiên cứu cuối cùng:

139 người tình nguyện ngồi xem một đoạn video của một người đi từ nhà tới nhà bạn và quay về. Thời gian di chuyển chính xác là 7 phút, mặc dù có những người đi đường khác để quay về nhà mình.

"Hiệu ứng đường về" lại xảy ra, các tình nguyện viên ước lượng đường đi mất khoảng 9 phút và đường về chỉ mất 7 phút.
Một lần nữa, giả thuyết về sự quen thuộc lại không hiện diện, khi mà thời gian ước tính đường về không khác nhau giữa hai đoạn đường về khác nhau. Chính sự mong đợi của những người tham gia thí nghiệm có ảnh hưởng nhất tới "hiệu ứng đường về".

Hiệu ứng đường về bị ảnh hưởng bởi việc can thiệp vào sự mong đợi của chúng ta.

Đặc biệt hơn, khi mà một số người tham gia được thông báo rằng đường đi sẽ dài hơn đường về (dù không phải vậy), "hiệu ứng đường về" hoàn toàn biến mất. Điều này cho thấy, khi họ được thông báo rằng đường đi xa hơn, người ta sẽ không còn cảm thấy chán nản với quãng đường xa và sẽ chính xác hơn khi ước tính đường về.

Mặc dù nhà nghiên cứu Ven cũng các cộng sự không hoàn toàn loại trừ sự quen thuộc trong "hiệu ứng đường về", nhưng họ cho rằng sự "mong đợi" đóng vai trò quan trọng hơn hẳn. Họ kết luận rằng:

"Hiệu ứng đường về bị ảnh hưởng bởi việc can thiệp vào sự mong đợi của chúng ta. Những người tham gia cảm thấy đường đi dài hơn dự kiến, họ sẽ nâng mức mong đợi trong quãng đường về hơn. Và khi so sánh với sự mong đợi quãng đường sẽ dài như vậy, thì họ sẽ cảm thấy đường về ngắn hơn nhiều".

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu ứng kỳ lạ này từ tâm lý, cảm xúc... Và câu trả lời chính xác nhất vẫn nằm trong bộ não của chính chúng ta mà để hiểu được chúng ta chắc chắn phải trông cậy vào nhà các khoa học với những thí nghiệm trong tương lai.

Thứ Hai, 26/09/2016 15:19
31 👨 1.665
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học