Những cái tên trong làng công nghệ không "bốc hơi" sau khi bị mua lại

Những tín đồ của Instagram không phải quá lo lắng khi ứng dụng yêu thích của họ bị Facebook mua lại. Nhiều trường hợp tiêu biểu sau khi bị mua lại vẫn đang phát triển rất tốt cho đến nay.

Google kéo YouTube ra khỏi nguy cơ và gia tăng sức mạnh.

Những cái tên trong làng công nghệ không "bốc hơi" sau khi bị mua lại

Thỏa thuận giữa Facebook-Instagram tương tự như khi Google mua lại YouTube. Nếu như Instagram đi tiên phong lĩnh vực chia sẻ hình ảnh trên điện thoại di động thì YouTube đi đầu trong mảng chia sẻ video trên Web. Cả 2 công ty này đều đang trên đà tăng trưởng. Google và Facebook đều từng có sản phẩm tương tự nhưng không đủ tốt.

Google đã có thể ép YouTube sát nhập vào Google Video. Nhưng thay vào đó, công ty lại hóa giải những vấn đề bản quyền một cách xuất sắc (dù vẫn dính vào vụ kiện từ Viacom), và bây giờ Youtube vẫn là trang web video phổ biến nhất cho đến nay.

Skype về tay Microsoft và vẫn sống khỏe

Những cái tên trong làng công nghệ không "bốc hơi" sau khi bị mua lại

Microsoft đã mua lại Skype với giá 8 tỷ USD cách đây gần một năm, và chưa bao giờ bỏ rơi sản phẩm này.

Skype vẫn hoạt động trên máy Mac, Microsoft không cố gắng chiếm giữ độc quyền Skype và cũng không tiếp thị bất kỳ sản phẩm nào khác qua trang chủ của Skype cùng 40 triệu người sử dụng đồng thời. Microsoft còn tích hợp Skype vào Xbox Live, Windows Phone, cả máy tính chạy Windows khiến Skype càng trở nên dễ tiếp cận hơn.

Yahoo biến Four11 thành Yahoo Mail đình đám một thời.

Yahoo không có duyên lắm với những vụ mua lại, nhưng quyết định với Four11 là một trong những bước đi đúng đắn vào thời điểm đó.

Năm 1997, công ty đã mua Four11 với giá 92 triệu USD và biến nó thành dịch vụ email lớn nhất thế giới - Yahoo Mail. Hiện Yahoo Mail vẫn là sản phẩm quan trọng nhất của Yahoo, mặc dù người dùng trẻ không còn gắn bó với dịch vụ này như trước nữa.

Amazon không chỉ giữ Zappos tồn tại mà còn truyền lại triết lý dịch vụ xuất sắc.

Amazon đã mua Zappos trong năm 2009, nhưng thay vì mang sát nhập giày dép vào sản phẩm kinh doanh của Amazon, công ty đã để Zappos hoạt động như là một công ty con hoàn toàn độc lập và phát triển tập trung vào dịch vụ khách hàng.

Apple biến Siri từ một ý tưởng trở thành sản phẩm không thể thiếu trên hàng triệu chiếc điện thoại.

Những cái tên trong làng công nghệ không "bốc hơi" sau khi bị mua lại

May mắn hơn dịch vụ âm nhạc Lala năm 2009 bị Apple đóng cửa sau vài tháng. Siri được phát triển thành trợ lý thông minh cho iPhone 4S sau 18 tháng. Siri hiện diện trong hơn 37 triệu chiếc iPhone xuất xưởng trong quý cuối cùng của năm 2011.

Google đưa Android ra khỏi tối tăm.

Google đã mua lại một startup đang xây dựng một nền tảng cho điện thoại thế hệ tiếp theo nhưng vẫn đang loay hoay tìm lối đi vào năm 2004, và biến Android thành một nền tảng điện thoại thông minh trên thế giới. Đôi khi thực sự cần có những công ty lớn để giúp startup nhận ra tiềm năng của mình.

Thứ Sáu, 13/04/2012 11:40
31 👨 284
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp