Cạp nia xoay như chong chóng quanh cơ thể rắn nước Keelback tạo ra "vũ khúc tử thần" trong đêm
Trong video, một con rắn cạp nia có tên khoa học là Bungarus candidus cực độc đã tấn công một con rắn nước Keelback có tên khoa học là tên khoa học Xenochrophis piscator ngay dưới nước. Và hành động sau đó của con rắn độc khiến nhiều người kinh ngạc.
Cụ thể, một con rắn cạp nia cuốn quanh cơ thể con rắn nước Keelback và xoay như chong chóng. Trong khi đó con rắn nước cố gắng vùng vẫy để chạy thoát thân. Hành động của 2 con rắn đã tạo ra cảnh tượng trông giống như vũ điệu nhảy múa của loài rắn vậy.
Việc cuộn xoắn cơ thể mình quanh rắn nước giúp rắn cạp nia giữa chặt con mồi hơn bởi khi ở dưới nước sự ma sát sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, hành động này còn khiến cho rắn nước mất phương hướng khi phải xoay theo kẻ săn mồi.
Sau một hồi vật lộn, cuối cùng nọc độc của con rắn cạp nia cũng phát huy tác dụng, con rắn nước đã bất động và con rắn cạp nia đã không cần phải xoay tròn. Việc tiếp theo của nó đơn giản hơn nhiều, chỉ là đánh chén một bữa no nê mà thôi.
Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, có các khoang màu đen và trắng xen kẽ trên thân, tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn. Rắn cạp nia khá phổ biến ở Việt Nam, chúng sống ở những nơi hoang dại. Nọc độc của rắn cạp nia rất độc, nếu không có huyết thanh kháng độc tỷ lệ tử vong là 70%.
Bạn nên đọc
-
10 loài động vật mang thai lâu nhất trên Trái Đất
-
Tưởng không lối thoát, linh dương đầu bò bất ngờ đả bại sư tử
-
Hươu cao cổ gặm cỏ thế nào? Hóa ra giới ‘chân dài, cổ dài’ gặm cỏ không hề đơn giản
-
Những loài vật nhắm một mắt, mở một mắt trong khi ngủ
-
Cận cảnh cá chuồn bay chạy trốn cốc biển và cá nục đầy gay cấn
-
Những điều thú vị về loài nhím có thể bạn chưa biết
-
7 đặc điểm chứng minh voi là loài động vật cực kỳ thông minh
-
13 loài vật có khả năng ngụy trang siêu đẳng, gần như vô hình trong môi trường tự nhiên
-
Bộ râu của loài chó có tác dụng gì? Có phải giống chó nào cũng có râu?