'Google là một thiên đường làm việc'

JotSpot, nhà cung cấp dịch vụ wiki, đã chấp nhận nằm dưới trướng của Google cả về tài chính lẫn tâm tư. "Đó là nơi đầy áp lực nhưng người ta được thưởng hậu hĩnh vì công sức và niềm đam mê", Joe Kraus, đồng sáng lập JotSpot, bày tỏ.

Kiêu hãnh khi miêu tả mình là một người yêu công nghệ dẫn dắt một công ty toàn chuyên gia, Kraus "không thể nghĩ về một nơi làm việc tốt hơn" khi được sáp nhập vào Google. Lý do nữa khiến anh bán JotSpot là mong muốn đảm bảo tương lai thành đạt cho đội ngũ 28 nhân viên đã bỏ việc ổn định của họ để gánh lấy khó khăn ở công ty mới thành lập này.

Người ta chờ đợi công nghệ wiki hoạt động trên nền web của JotSpot sẽ trở thành một phần của bộ ứng dụng Google Apps dành cho doanh nghiệp. "Chính vì Google cam đoan trở thành một nhà phát triển ứng dụng hợp tác trên nền web, chúng tôi mới quyết định bán JotSpot".

Trong khi Kraus tỏ ra sung sướng, những người cùng vị trí của anh trong công ty này không hân hoan đến vậy. Các đồng sáng lập viên của Dodgeball, một dịch vụ kết nối mạng xã hội trên nền điện thoại di động sáp nhập với Google năm 2005, đã từ chức tuần trước và phàn nàn rằng hãng này không hỗ trợ đầy đủ cho công nghệ của họ. Người "khai sinh" dịch vụ dMarc Broadcasting cũng ra đi mà không để lại lý do.

Mối quan tâm lớn nhất của các công ty mẹ là sự hòa nhập với công ty con sau khi mua lại. Khi không yên tâm về sự phối hợp này, họ có thể để công ty con đứng độc lập, ví dụ như trường hợp của Six Apart đã để nhà cung cấp dịch vụ blog của họ tự hoạt động. "Sự sáp nhập nào cũng có thể gây tâm lý bỡ ngỡ cho nhân viên và cả ban lãnh đạo công ty con và nếu không khéo, họ sẽ làm việc thiếu hiệu quả hơn trước", Jay Adelson, Giám đốc điều hành của trang công nghệ Digg, nhận xét.

Thứ Tư, 18/04/2007 16:28
31 👨 161
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp