Wfh là gì? Cần chuẩn bị gì khi WFH?

Wfh là cụm từ đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nơi, nhất là khi dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Vậy Wfh là gì? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1. Wfh là gì?

Wfh là viết tắt của cụm từ tiếng Anh work from home dịch sang tiếng Việt có nghĩa là làm việc từ xa, làm việc tại nhà hoặc các địa điểm khác ngoài văn phòng công ty. Đây là hình thức làm việc đang ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới.

Wfh là gì?

2. Cần chuẩn bị gì khi WFH?

Tùy từng đối tượng, tính chất công việc mà những thứ cần chuẩn bị khi làm việc từ xa sẽ khác nhau.

2.1. Đối với tổ chức, doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ

Cần làm lý do phải wfh, mục đích của wfh, các vấn đề có thể phát sinh khi wfh (chấm công, theo dõi hiệu quả công việc, thời gian làm việc trên hệ thống, cách tính lương khi wfh...) và cách giải quyết.

Chuẩn bị

Phân loại từng hạng mục công việc, cái nào đã làm online từ trước, cái nào có thể chuyển từ offline sang online, các công việc có thể số hóa (chấm công bằng qr, hotline chuyển lên mây, họp trực tuyến, truy cập máy tính từ xa qua Internet...).

Các trang bị cho nhân viên để làm việc từ xa, laptop, điện thoại, tài khoản cho các dịch vụ phục vụ làm việc từ xa.

Đưa ra yêu cầu, quy định chặt chẽ khi work from home

Có biện pháp kiểm soát việc nhân viên làm việc trên hệ thống: ghi nhật ký tương tác (online bằng thiết bị nào, vào thời gian nào và làm gì trên hệ thống), tương tác đầu tiên và cuối cùng trong ngày dùng để chấm công.

Quản lý qua các công cụ chat: Zalo, Viber, Skype, nick phải sáng và gọi phải trả lời trong vòng bao lâu.

Báo cáo kết quả công việc, KPI theo ngày, thường làm trên Google Sheet để dễ theo dõi.

Thông báo rõ mức lương, thưởng và phạt khi đạt/không đạt hiệu quả công việc khi wfh.

2.2. Đối với cá nhân

Chuẩn bị khu vực làm việc tại nhà: Bố trí 1 bộ bàn ghế tại vị trí thoáng và yên tĩnh trong nhà, cố gắng tạo cảm giác giống như bàn làm việc tại công ty.

Kiểm tra và chuẩn bị tốt các công cụ làm việc tại nhà: Mạng internet, 4G, máy tính/laptop, điện thoại (luôn bật chuông và cài đặt thông báo cho các công cụ làm việc), chuẩn bị pin cho chuột không dây...

Tăng cường kỷ luật, tự quản chính mình: Để duy trì được hiệu suất công việc khi làm việc một mình từ xa, bạn phải tự quản lý mình. Dù làm ở nhà, vẫn cần tuân thủ khung giờ như khi làm việc tại công ty, dậy đúng giờ, ngủ đúng giờ, điểm danh đúng giờ, vẫn ăn 3 bữa, có nghỉ trưa, thậm chí mặc đồ công sở như bình thường.

Lên danh sách việc cần làm mỗi ngày và tuân thủ 100% theo danh sách đó.

Kết nối với đồng nghiệp: Chia sẻ danh sách việc cần làm với đồng nghiệp nếu có liên quan đến họ. Tương tác qua chat, video call để không bị cô đơn, lạc lõng, vẫn có cảm giác đang làm việc tại công ty.

Giữ gìn sức khỏe và tinh thần: Nên nghe nhạc 1 chút, tập thể dục giữa giờ hay đơn giản chỉ đi lại và vươn vai cũng được. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm rau và hoa quả, vitamin cũng như uống nước đều đặn.

Để ý 100% email và các thông báo từ công ty để không bỏ sót những thông báo quan trọng.

3. Ưu nhược điểm khi WFH

Ưu điểm của WFH

Làm việc từ xa giúp thay vì phải đến công ty và làm trong giờ hành chính, giúp nhân viên và doanh nghiệp có thể làm việc linh hoạt hơn.

Đối với nhân viên

  • Giảm thời gian, chi phí di chuyển, phát sinh khi đi làm.
  • Giảm rủi ro về tai nạn, sức khỏe do ô nhiễm,..
  • Chủ động thời gian làm việc.
  • Môi trường làm việc linh hoạt tùy thuộc theo sở thích cá nhân của mỗi người.

Đối với doanh nghiệp giúp

  • Giảm chi phí điện, nước...
  • Thích nghi với chuyển đổi số trong quản lý nhân sự.

Nhược điểm của WFH

Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức làm việc từ xa cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định.

  • Có thể khiến nhân viên tự cô lập, thiếu chủ động và giảm tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Có thể xảy ra trường hợp một số nhân viên không biết cách quản lý tốt thời gian và công việc của mình, nên rất dễ rơi vào tình trạng làm việc không hiệu quả.
  • Nếu chỉ làm việc từ xa trong một thời gian dài có thể khiến nhân viên trong cùng một công ty không có cơ hội kết nối và hiểu về nhau, từ đó sự phối hợp trong công việc không thể đạt kết quả tốt nhất.

Làm việc từ xa

4. Tại sao chúng ta phải work from home?

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, làm việc từ xa là lựa chọn hợp lý để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Phương án này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe và tâm lý người lao động. Khi dịch đã được kiểm soát hoặc dập tắt, nhân viên sẽ quay trở lại làm việc bình thường.

Ngay cả khi không có dịch bệnh thì nhiều trường hợp nhân viên vẫn cần hoặc nên làm việc từ xa như:

  • Trường hợp bất khả kháng không thể tới công ty: bệnh truyền nhiễm nhẹ như đau mắt đỏ, tai nạn khó đi lại như gãy chân...
  • Thay đổi không gian giúp nhân viên làm việc hiệu quả, làm việc tại quán cafe, co-working space,…
  • Nhân viên có lịch làm việc bên ngoài hoặc đi công tác.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Wfh là gì, work from home là gì, ưu nhược điểm của làm việc từ xa.

Thứ Bảy, 24/07/2021 08:14
51 👨 7.089
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?