Cách chữa phồng rộp da chân khi đi bộ nhiều, mang giày chật

Khi mang giày dép quá chật hoặc có chất liệu quá cứng và phải đi lại nhiều sẽ làm cho chân bạn bị phồng rộp lên. Vết phồng rộp ban đầu khiến vùng da ở chân của bạn bị đau rát, sau đó hết đau nhưng lại có nước ở bên trong. Có 2 trường hợp xảy ra: nhẹ chỉ gây khó chịu, còn nặng có thể khiến bạn không đi lại được. Nếu không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo các bước dưới đây để chân của bạn nhanh chóng lành lại nhé!

Phương pháp 1: Xử lý vết phồng rộp

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây phồng rộp

Cách khắc phục phồng rộp chân

Nếu bạn bị phồng rộp ở chân, ma sát có thể là thủ phạm. Đi bộ hoặc đứng vài giờ mỗi ngày gây áp lực lên gót chân, lòng bàn chân và ngón chân. Bạn đứng càng lâu trong ngày thì nguy cơ bị phồng rộp ở chân càng cao. Tất nhiên, không phải ai đi bộ hoặc đứng lâu cũng bị phồng rộp chân.

Thường thì những vết phồng rộp trên chân thường xuất hiện do cọ xát, hơi nóng, bụi bẩn và ẩm ướt. Những yếu tố này xuất hiện khi đi bộ đường dài, tập thể dục hoặc trượt băng, đặc biệt là khi bạn mang giày hoặc tất không phù hợp với kích thước chân.

Chúng thường xuất hiện khi bạn đi giày mới trong khoảng thời gian dài, không để cho chân được thả lỏng. Do bởi những đôi giày mới thường rất cứng so với làn da mềm mại ở chân của bạn, hoặc có thể do đôi giày đó không vừa chân bạn.

Độ ẩm hoặc mồ hôi quá mức cũng có thể làm chân bị phồng rộp. Điều này khá phổ biến trong mùa nóng đối với các vận động viên, đặc biệt là vận động viên chạy bộ. Mụn nước nhỏ hình thành khi mồ hôi làm tắc nghẽn lỗ chân lông ở bàn chân. Bàn chân phồng rộp cũng có thể phát triển sau khi bị cháy nắng.

2. Phát hiện sớm những vết phồng rộp trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng

Hãy áp dụng những cách sau để hạn chế bị phồng rộp da chân và không làm nó trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian mang thử giày mới vào chân vài lần để nó dãn ra theo chân của bạn và chân của bạn có cơ hội cọ xát với giày mới.
  • Không đi giày mới khi phải đi bôj một đoạn đường dài hoặc mang những đôi giày không thoải mái khiến da của bạn bị bỏng rát, vì chúng nhanh chóng có thể chuyển thành vết bỏng rộp.
  • Luôn giữ chân khô ráo và thoáng mát.
  • Trong trường hợp tiếp tục phải đi, hãy dùng miếng dán, băng dính kém oxit hoặc băng dính cá nhân - bất cứ loại nào để có thể làm giảm hơi nóng và cọ xát lên vùng da có nguy cơ bị phồng rộp.

Phương pháp 2: Điều trị vết phồng rộp trên da

Vết phồng rộp ở chân do ma sát thường tự khỏi trong vòng vài ngày bằng phương pháp điều trị tại nhà.

Thật không may, một số vết phồng rộp không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà hoặc trở nên nặng hơn theo thời gian. Hãy đi khám bác sĩ nếu vết phồng rộp gây đau dữ dội hoặc cản trở việc đi lại của bạn. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bị sốt, buồn nôn hoặc ớn lạnh kèm theo vết phồng rộp ở chân. Đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bác sĩ của bạn có thể dẫn lưu vết phồng rộp bằng kim vô trùng. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể xét nghiệm chất dịch trong vết phồng rộp để xác định nguyên nhân.

Bạn có thể muốn làm vỡ vết phồng rộp. Nhưng tốt nhất bạn nên để nguyên vì vết phồng rộp hở có thể bị nhiễm trùng. Che vết phồng rộp của bạn bằng băng keo y tế có thể giúp bảo vệ vết thương cho đến khi nó lành lại.

Nếu bạn để yên vết phồng rộp, nó có thể khô dần và biến mất. Việc này có thể khiến bạn không thoải mái, tùy thuộc vào kích thước của vết phồng rộp. Mặc dù bạn không nên làm vỡ vết phồng rộp, nhưng việc làm khô nó một cách an toàn có thể giúp bạn giảm đau. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện tại nhà:

1. Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng

Ngoài ra, hãy thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn bôi lên vùng da bị phồng rộp.

2. Để vết phồng rộp tự lành

  • Làm vỡ hay không làm vỡ vết phồng rộp. Hãy quyết định xem bạn muốn để vết phồng rộp đấy tự lành hay chọc vỡ nó ra. Một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không làm ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của bạn thì nên để nó tự lành.
  • Trong trường hợp không thể chờ cho những vết phồng rộp đó tự lành, bạn có thể xử lý theo cách làm vỡ nó ra. Hãy dùng cây kim đã được khử trùng bằng cồn hoặc nước sôi, hay dùng kim tiêm y tế đã được khử trùng.

3. Làm vỡ vết phồng rộp nếu cần

  • Từ từ chọc cây kim vào một bên của vết phồng rộp để chất dịch bên trong vết phồng rộp chảy ra ngoài.
  • Hãy nhớ không được bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng, vì nó có thể làm cho vết phồng của bạn bị nhiễm trùng.

4. Sát trùng vùng da bị phồng rộp

  • Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da bị phồng rộp. Lúc đầu, có thể bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.

5. Băng vùng da bị phồng rộp lại

  • Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng vết thương lại. Hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng có thể lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành phía bên dưới.

6. Để vết phồng rộp tự lành

Hãy tháo miếng băng bảo vệ ra để vết thương có thể tự khô ngoài không khí.

7. Đừng làm vết thương nghiêm trọng thêm

  • Nếu tiếp tục gây tổn thương vết phồng rộp thêm, bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ dàng bóc lớp băng bảo vệ và hơn nữa còn tránh cho vết phồng rộp khỏi bị cọ xát thêm.
  • Nhớ rằng không dùng băng dính thông thường. Vì nó không phải là loại chuyên dùng dán lên da và có nguy cơ làm tổn thương vết phồng rộp cũng như vùng da xung quanh chúng. Thử tưởng tượng việc bóc lớp da phồng rộp bằng kìm xem, chắc chắn sẽ rất đau phải không? Việc dán băng dính thông thường lên vết thương cũng sẽ giống như vậy đấy!

8. Giữ vệ sinh vết thương

Hãy kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bạn có thể bôi thuốc sát trùng iodine nếu cần.

Có thể bạn quan tâm: Mắt thâm quầng là biểu hiện của bệnh gì? Trị thâm mắt tại nhà có được không?

Thứ Hai, 25/03/2024 09:15
3,622 👨 183.008
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Hoài An
    Lê Hoài An

    Nhờ bài viết này mà em đã biết cách điều trị hay hồi phục vết thương rộp chân

    Thích Phản hồi 09/10/21
    ❖ Sức khỏe gia đình