8 điều cần lưu ý khi làm Infographic

mà các marketer cần biết.

Dữ liệu đang xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Internet. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho chúng ta thật khó để có thể hiểu và ghi nhớ được tất cả chúng nếu chỉ đọc các bài viết thuần text.

Tuy nhiên, khi đưa chúng vào trong một câu chuyện, dữ liệu sẽ có tính liên kết hơn nhiều. Theo tính toán, bộ não con người có thể xử lý hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với đọc chữ và vì lý do này, infographic đang ngày càng trở thành một xu hướng thiết kế nội dung được rất nhiều marketer chú ý.

Học cách tạo và sử dụng các biểu đồ cũng như infographic sẽ cho phép bạn:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hành đích (Lead conversion rate) và tỷ lệ tương tác (Engagement).
  • Tăng tỷ lệ duy trì khách hàng (Retention Rate).
  • Tăng khả năng ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh đối với toàn bộ trải nghiệm thương hiệu (Brand experience).
  • Tăng khả năng nhận diện thương hiệu (Brand recognition).
  • Tối ưu hóa trải nghiệm thương hiệu vào việc tạo ra những kết nối tích cực đối với người dùng.
  • Tăng ảnh hưởng của hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand identity) đối với quyết định mua hàng.

Dưới đây là 8 điều nên và không nên khi làm infographic mà bạn nên chú ý.

1. NÊN: Đơn giản và có trọng tâm

Rút ngắn thông điệp của bạn thành một câu: súc tích, dễ hiểu, mạnh mẽ, có khả năng tạo ảnh hưởng. Từ đây, bạn có thể sử dụng dữ liệu để củng cố thêm cho điều bạn đang cố gắng truyền tải. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng: "Less is more" (càng ít càng nhiều).

Infographic

Biểu đồ trên đây tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng "một câu chuyện lớn". Nhờ việc sử dụng các màu sắc có tính tương phản nên người đọc ngay lập tức hiểu được nguồn nước khan hiếm đến mức nào. Đây là một cách tiếp cận mà bạn nên lưu ý nếu muốn độc giả tập trung vào một thông tin nào đó cụ thể.

2. KHÔNG NÊN: Đưa quá nhiều thứ vào một biểu đồ

Định dạng xấu, nghèo nàn và dữ liệu "vô tổ chức" sẽ khiến cho sản phẩm của bạn chẳng thế nào thu hút được nhiều người dùng.

Infographic

Để tạo các biểu đồ hiệu quả hơn, các marketer nên tập trung vào những mục mà sẽ giúp bạn nhấn mạnh được thông điệp. Đồng thời, đừng quên tổ chức dữ liệu thật gọn gàng, sạch sẽ, thân thiện với người dùng chứ không nên rối rắm như infographic trên.

3. NÊN: Gây bất ngờ cho người đọc

Bạn có thông tin nào dự đoán sẽ tạo được hứng thú cho người đọc? Nếu có thì hãy sử dụng nó như là cách để khiến họ không thể nào phớt lờ infographic của bạn.

Infographic

Nếu có thể khiến người đọc nghi ngờ những niềm tin vốn có của họ thì hãy cởi mở với các ý tưởng mới và sau đó, lấp đầy chúng bằng thông tin và bạn sẽ thấy việc thu hút sự chú ý của độc giả dễ dàng hơn rất nhiều.

4. KHÔNG NÊN: Sử dụng các tiêu đề quá nhàm chán, đồng thời "nói" hết tất cả mọi thứ chỉ trong cầu đầu tiên

Ở hình ảnh dưới, tiêu đều chẳng hề tạo ra tính liên tưởng. Hơn thế nữa, thông điệp mà nó đang thể hiện đa phần ai cũng biết (Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất). Vậy thì lý do gì để người đọc phải đọc hết infographic của bạn?

Infographic

Hãy tạo ra các tiêu đều có tính dụ dỗ, "nhử" người dùng để dẫn dắt họ khám phá thêm nhiều thông tin mới và giá trị hơn.

5. NÊN: Khai thác các phép ẩn dụ thị giác (visual metaphor)

Các tranh luận chi tiết, cụ thể, dựa trên dữ liệu chắc chắn sẽ thuyết phục người đọc nhanh và hiệu quả hơn, đồng thời, cũng kích thích họ ghi nhớ, nhận dạng và chia sẻ sản phẩm của bạn.

Infographic

Infographic trên đây hình ảnh hóa một quá trình "săn việc" theo cách rất rõ ràng: 200 người cùng ứng tuyển vào một công việc, 7 người được bước vòng đầu tiên, 3 người nhận được cơ hội phỏng vấn và cuối cùng, chỉ có 1 người được chọn. Nhờ sử dụng các biểu tượng hình người và mã màu (color code) nên infographic này trở nên rất độc đáo.

6. KHÔNG NÊN: sử dụng các định dạng khó hiểu để hình ảnh hóa dữ liệu

Infographic

Hãy cẩn thận với các kiểu hình ảnh hóa dữ liệu "lạ", ít được sử dụng hoặc dễ khiến người dùng hoang mang.

7. NÊN: Tạo sự tin tưởng cho thông điệp của bạn

Infographic

Bạn có thể sử dụng các câu trích dẫn, phản hồi của khách hàng, khẳng định của chuyên gia, chứng nhận hoặc các dữ liệu đáng tin cậy để tăng sự tin tưởng của người dùng.

8. KHÔNG NÊN: Trình bày số liệu mà không có bối cảnh (context)

Như đã đề cập ở trên, những câu chuyện hay cần truyền tải cảm xúc. Thực tế, không vấn đề gì nếu như thông điệp của bạn làm cho cảm xúc của người đọc dâng trào, miễn là bạn khiến họ cảm nhận được thứ gì đó.

Infographic

Ở biểu đồ trên, nhà thiết kế hoàn toàn thất bại vì họ trình bày các con số về doanh số bán hàng mà không có bối cảnh cụ thể, khiến người đọc không thể nào hiểu được xu hướng là tiêu cực hay tích cực.

Thứ Ba, 20/09/2016 09:25
31 👨 1.968
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc