Các "độc chiêu" bảo mật cho iPhone. Bạn biết mấy phương pháp?

Giúp người dùng bảo vệ dữ liệu và giá trị của chiếc điện thoại

Mặc dù Apple vẫn luôn muốn làm cho iPhone trở thành thiết bị bảo mật nhất thế giới, tuy nhiên, bạn vẫn không thể chắc chắn 100% rằng chiếc iPhone mình đang sở hữu sẽ được an toàn. Điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị tấn công đó là tăng tính bảo mật cho iPhone của mình. Hãy tham khảo những phương pháp bảo mật bên dưới nhé.

1. Đặt mật khẩu mạnh cho iPhone

Khi cài đặt iPhone, người dùng sẽ được nhắc nhở để nhập mật mã 6 chữ số để bảo vệ điện thoại. Trước hết hãy quyết định sử dụng mật khẩu mạnh. Sau đó, đi tới Settings > Touch ID & Passcode và nhập mật khẩu hiện tại. Sau đó, nhấn Passcode Options và chọn Custom Alphanumeric Code. Nhập mật mã số mới, xác minh và chạm vào Done.

Đặt mật khẩu mạnh cho iPhone

Lần tiếp theo khi mở khóa điện thoại, nhập mật mã số mới để mở khóa. Ngay cả khi bật Touch ID hoặc Face ID, bạn cũng cần phải nhập mật mã khi điện thoại khởi động lại.

2. Bật tính năng Backup cho iCloud:

Bật tính năng Backup cho iCloud

Đây là ý tưởng tốt, theo nhiều nghĩa, ngay cả cho bản thân bạn, lẫn khi tài khoản bị rơi vào tay kẻ khác, bạn có thể sẽ may mắn biết họ đang làm gì, ở đâu với thiết bị của bạn (ví dụ bạn đã bật location, bật tự upload ảnh, kẻ cắp chụp ảnh tự sướng... và thế là bạn biết). Vào Settings > iCloud > Backup > iCloud Backup.

3. Bật tính năng tìm điện thoại (Find My iPhone):

Bật tính năng tìm điện thoại (Find My iPhone)

Thật tồi tệ nếu mất điện thoại, nhưng nếu bật tính năng này lên, khả năng bạn tìm thấy điện thoại vẫn còn. Nhiều người rất may mắn tìm lại được dế yêu khi kẻ trộm vẫn ung dung dùng điện thoại của bạn, vẫn bật 3G và kết nối Wi-Fi, từ đó bạn vẫn có thể truy lùng ra tung tích điện thoại của mình. Vào Settings > iCloud > Find My iPhone rồi bật Find My iPhone thành On.​ Xem chi tiết về Find My iPhone tại bài viết này!

4. Mã hóa dữ liệu:

Mã hóa dự liệu trên iPhone

Đây cũng là bước khá quan trọng mà nhiều người dùng thường không chọn. Việc mã hóa giúp bạn bảo mật được thông tin tốt hơn, đặc biệt là thông tin tài khoản ngân hàng, số liên hệ VIP, ảnh riêng tư... Việc má hóa được thực hiện như sau Settings > Passcode, kéo xuống dưới dòng chữ Data protection is enabled để nhận biết rằng dữ liệu đã được mã hóa, bảo vệ.

5. Bật tính năng xóa sạch dữ liệu sau 10 lần nhập sai Passcode:

Bật tính năng xóa sạch dữ liệu sau 10 lần nhập sai Passcode

Kẻ cắp sẽ thử những cụm số có vẻ quen thuộc đến bạn nhằm truy cập lấy dữ liệu bên trong. Nếu không bật tính năng này lên, kẻ cắp sẽ có cả ngày, thậm chí cả tháng để thử nhập mập khẩu. Khi kích hoạt tính năng này, sau 10 lần nhập sai mật khẩu, toàn bộ dữ liệu của bạn vẫn được bảo mật, không rơi vào tay kẻ xấu. Vào Settings > Passcode, kéo xuống dưới chọn Erase Data thành On.

6. Vô hiệu hóa chức năng Control Center:

Chỉ cần kích hoạt chế độ máy bay (Airplane mode) thông qua Control Center ngay trên màn hình khóa, một hacker hay thậm chí một người dùng nào đó am hiểu về iOS cũng có thể truy cập vào iPhone của bạn hoặc thoải mái vô hiệu hóa mật mã trên thiết bị mà không lo bị phát hiện. Bởi vì, sau khi kích hoạt chế độ máy bay, bạn không thể theo dõi thiết bị của mình bằng tính năng Find My iPhone.

Từ iOS 13 trở lên thao tác tắt Control Center trên màn hình khóa có chút thay đổi, bạn vào Cài đặt > Touch ID/Face ID và mật mã > nhập mật khẩu > Trung tâm điều khiển > Tắt.

Từ iOS 12 trở về trước, để vô hiệu hóa Control Center trên màn hình khóa, bạn hãy truy cập Settings > Control Center, sau đó trượt thanh kích hoạt sang chế độ Off của mục Access on Lock Screen.

Vô hiệu hóa Control Center

7. Jailbreak:

Lời khuyên đưa ra ở đây là không nên dùng chế độ Jailbreak, hay gọi nôm na là không nên jailbreak máy. Việc jailbreak thiết bị iPhone tương tự như mở root đối với điện thoại Android vậy, nó sẽ giúp các bạn can thiệp sâu hơn vào hệ thống, có thể cài được nhiều ứng dụng, game hơn... nhưng đồng thời cũng tăng khả năng bị hacker nhòm nhó qua chính những phần mềm jailbreak bạn cài vào iPhone. Hoặc đơn giản hơn cho dễ hiểu, hệ thống sẽ tự động kích hoạt các dịch vụ như webcam, microphone thu âm, GPS... mà bạn không hề hay biết nếu jailbreak.

8. Nên làm gì khi iPhone của bạn có adware - phần mềm quảng cáo?

Vâng, trong thời đại mà quảng cáo mọi lúc mọi nơi như bây giờ thì chỉ cần 1 lần click nhầm cũng sẽ khiến bạn ôm hận. Hiện tượng là trình duyệt trên iPhone sẽ tự động chuyển sang 1 trang web hoặc popup lạ hoắc, mời mọc bạn mua hàng giảm giá, thông báo trúng thưởng, có người kết bạn, email chưa đọc... Tôi không chắc nếu bạn có nhận được món quà nào hay không, nhưng có 1 điều là những thông báo như vậy thường không an toàn. Vậy nếu khi iPhone, iPad của bạn đột nhiên có hiện tượng như trên thì phải xử lý thế nào?

  • Vào phần Cài đặt > Safari.
  • Vào tiếp phần Nâng cao > JavaScript > Tắt nó đi.
  • Vào phần Chặn cookie > chọn "Chỉ cho phép từ trang web tôi truy cập".
  • Back ra ngoài một lần, bấm nút "Xóa Lịch sử và Dữ liệu trang web", như vậy sẽ xóa hết cookie đi.
  • Vào bật JavaScript trở lại, sau đó vào các website như bình thường

9. Tuyệt đối không click vào bất kỳ đường dẫn, link, url nào lạ!

Bạn có muốn mất 500 triệu trong khi đang say ngủ hay không? Tự nhiên có ai đó gửi cho bạn 1 số tiền khổng lồ mà lý do rất đơn giản, "NHẦM LẪN", "NGƯỜI THỪA KẾ"... ư? Toàn bộ email, tin nhắn... nào mà có lời mời mọc như:

  • Bấm vào đây để...
  • Máy của bạn đã bị nhiễm virus abcxyz, bấm vào đây để...
  • Dưới đây là số tiền gửi cho bạn vào tài khoản ở ngân hàng abcxyz, bấm để xem chi tiết...
  • ...

10. Tắt tính năng truy cập từ màn hình khóa

Áp dụng mã mật số mạnh cho iPhone sẽ không ngăn dữ liệu bị tiết lộ nếu nó hiển thị trên màn hình khóa. Email, tin nhắn và thông tin trong các ứng dụng khác có thể chứa dữ liệu nhạy cảm có thể hiển thị trên màn hình khóa khi nhận thông báo. Các tính năng khác trên màn hình khóa cũng có thể hiển thị thông tin bạn không muốn mọi người xem.

Nếu không muốn bất cứ thông tin gì hiển thị trên màn hình khóa trừ thời gian và ngày, người dùng có thể vô hiệu các tính năng màn hình khóa sau:

  • Thông báo gần đây
  • Control Center
  • Siri
  • Trả lời thư (trả lời thư từ màn hình khóa chỉ trên các thiết bị có Touch ID)
  • Home Control (kiểm soát thiết bị tự động hóa)
  • Wallet (vô hiệu hóa thanh toán của Apple)
  • Gọi lại các gọi bị nhỡ

Truy cập Settings > Touch ID & Passcode và nhập mật mã. Trên màn hình Passcode Lock, hãy tắt tất cả các tính năng không muốn truy cập trên màn hình khóa.

Tắt tính năng truy cập màn hình chính

11. Ẩn nội dung trong thông báo trên màn hình khóa

Nếu không muốn tắt hoàn toàn các thông báo trên màn hình khóa, bạn có thể ngăn không cho ứng dụng hiển thị nội dung trong thông báo trên màn hình khóa.

Ẩn nội dung thông báo trên màn hình khóa

Chuyển đến Settings > Notifications > Show Previews. Theo mặc định, nội dung Always được hiển thị trong thông báo trên màn hình khóa. Chọn hiển thị nội dung When Unlocked (khi mở khóa) hoặc Never (Không bao giờ).

12. Vô hiệu hoá Siri trên màn hình khóa và "Hey Siri"

Siri là một tính năng tiện lợi của iPhone và có thể truy cập khi điện thoại đang mở hoặc khóa. Tuy nhiên, nó có thể tiết lộ một số thông tin mà người dùng muốn giữ bí mật. Ngoài ra, Siri có thể giao tiếp với bất cứ ai.

Người dùng không cần phải tắt hoàn toàn Siri, nhưng sẽ an toàn hơn nếu vô hiệu hóa trên màn hình khóa hoặc ngăn không cho Hey Siri kích hoạt bằng giọng nói.

Vô hiệu hóa Siri trên màn hình khóa

Trong iOS 11, đi tới Settings > Siri & Search. Để tắt Siri trên màn hình khóa, hãy tắt tùy chọn Allow Siri When Locked (nút trượt sẽ chuyển sang màu trắng). Nếu không muốn Siri phản hồi lệnh Hey Siri, hãy tắt chức năng Listen for "Hey Siri".

Lưu ý: Tùy chọn Allow Siri When Locked cũng có sẵn trong tùy chọn Siri trong phần Allow Access When Locked trên màn hình cài đặt Touch ID & Passcode như đã trình bày ở phần trên. Tắt một trong hai tùy chọn, tính năng còn lại sẽ tự động tắt. Nếu quyết định vô hiệu hóa hoàn toàn Siri, hãy vô hiệu hóa cả hai tùy chọn Listen for “Hey Siri”Press Home for Siri.

13. Thu hồi quyền truy cập ứng dụng

Phương pháp bảo mật iPhone này có thể ảnh hưởng đến chức năng của ứng dụng. Nhiều ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào các tính năng và dữ liệu như vị trí, địa chỉ liên hệ, tin nhắn và ảnh.

Trong một số ứng dụng, dữ liệu hoặc tính năng mà họ yêu cầu truy cập là rất quan trọng và đôi khi quan trọng đối với ứng dụng để thực hiện chức năng chính của nó. Ví dụ, một ứng dụng email như Mail, Spark hoặc Airmail cần quyền truy cập vào danh bạ để giúp nhập các địa chỉ email gửi đi nhanh và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu và tính năng không ảnh hưởng đến chức năng chính của nó. Đối với những ứng dụng như vậy, người dùng nên từ chối cấp quyền truy cập vào thông tin đó.

Chuyển đến Settings > Privacy để thấy các tính năng và ứng dụng dữ liệu được liệt kê. Chạm vào tính năng muốn chặn quyền truy cập đối với một số ứng dụng nhất định.

Chọn ứng dụng muốn chặn quyền truy cập

Để từ chối truy cập tính năng cho các ứng dụng này, hãy nhấn vào nút trượt để chuyển sang màu trắng.

Chọn tính năng muốn chặn

Lưu ý: Nếu một chức năng của ứng dụng ngừng hoạt động sau khi vô hiệu hóa, hãy quay trở lại cùng một trình đơn và kích hoạt lại những thay đổi đã thực hiện.

14. Giới hạn những ứng dụng có quyền truy cập vào vị trí

Dịch vụ định vị cho phép chọn ứng dụng có quyền truy cập vào vị trí và chia sẻ vị trí của bạn với gia đình và bạn bè. Để truy cập dịch vụ định vị, hãy đi tới Settings > Privacy > Location Services.

Nếu muốn vô hiệu hóa dịch vụ định vị hoàn toàn, nhấn vào nút thanh trượt Location Services chuyển sang trắng. Lưu ý rằng một số ứng dụng, như Apple Maps, phụ thuộc vào các dịch vụ định vị để hoạt động chính xác. Các ứng dụng khác có thể có chức năng hạn chế mà không sử dụng dịch vụ định vị.

Mặc dù các dịch vụ định vị có thể làm cạn kiệt pin iPhone nhanh hơn, nhưng các chip hiện đại với bộ xử lý đồng bộ chuyển động của Apple đã có những bước tiến lớn trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả kể từ khi triển khai GPS.

Để ngừng chia sẻ vị trí với gia đình và bạn bè, hãy nhấp vào Share My Location rồi tắt Share My Location trên màn hình tiếp theo.

Tắt Share My Location

Để ngăn ứng dụng sử dụng vị trí, hãy cuộn qua danh sách trên màn hình Location Services và chạm vào ứng dụng muốn vô hiệu hóa. Tiếp theo, nhấn Never để không bao giờ cho phép ứng dụng sử dụng vị trí của bạn.

Nếu không muốn vô hiệu hóa hoàn toàn dịch vụ định vị trong một ứng dụng, bấm While Using the App. Một số ứng dụng chỉ có sẵn tùy chọn NeverAlways, bạn nên chọn tùy chọn Never đối với những ứng dụng không quan trọng.

Chọn Never để dữ liệu không sử dụng dịch vụ định vị

15. Mã hóa các bản sao lưu

Khi sao lưu iPhone lên iCloud, thông tin sẽ tự động được mã hóa khi nó được gửi qua Internet và được lưu trữ ở định dạng được mã hóa khi được lưu trữ trên máy chủ. iCloud sử dụng mã hóa AES 128-bit tối thiểu và không bao giờ cung cấp bất kỳ khóa mã hóa nào cho các bên thứ ba.

Để truy cập iCloud Backup trong iOS 11, hãy chuyển tới Settings > [tên của bạn] > iCloud > iCloud Backup và đảm bảo iCloud Backup được bật (nút trượt phải có màu xanh lá cây). Để bắt đầu sao lưu điện thoại ngay lập tức, hãy nhấp vào Back Up Now.

Khi bật iCloud Backup, iPhone sẽ được sao lưu lên iCloud tự động mỗi ngày. Để thực hiện việc này, đảm bảo điện thoại của bạn được kết nối với nguồn điện, mạng Wifi và màn hình điện thoại khóa.

Bật tùy chọn iCloud Backup

Nếu sao lưu iPhone bằng iTunes, người dùng phải bật mã hóa cho các bản sao lưu. Khi kết nối iPhone với máy tính, hãy đi tới thiết bị trong iTunes, chọn This computer và chọn hộp Encrypt iPhone backup. Nếu chưa bao giờ mã hóa bản sao lưu iTunes, bạn cần đặt một mật khẩu cho bản sao lưu.

Chọn hộp Encrypt iPhone backup

Các bản sao lưu được mã hóa vượt xa sự bảo mật đơn giản. Khi mã hóa các bản sao lưu, hầu hết dữ liệu mật khẩu, mạng Wifi yêu thích cũng được lưu trữ cùng với bản sao lưu đó.

16. Bảo vệ ghi chú trong ứng dụng Notes

Nếu lưu trữ thông tin cá nhân và nhạy cảm trong Notes, có một cách để mã hóa các ghi chú bằng thiết lập khóa riêng dành cho nó. Bây giờ với iOS 11 khóa ghi chú dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ cần vuốt sang trái vào một ghi chú trong danh sách, bấm vào biểu tượng khóa và nhập mật khẩu. Mật khẩu phải khác với mật khẩu Apple ID và các mật mã khác trên thiết bị.

Khóa ghi chú trong Notes

Khóa được thêm vào ghi chú, nhưng ban đầu nó đã được mở khóa. Nhấn Lock Now ở cuối màn hình để khóa bất kỳ ghi chú đã mở khóa nào.

Chọn Lock Now để khóa bất cứ ghi chú nào

Việc khóa và mở khóa được thực hiện cho tất cả các ghi chú cùng một lúc. Vì vậy, mở một ghi chú bằng cách mở nó và nhập mật khẩu, cũng sẽ mở khóa tất cả các ghi chú bị khóa khác.

17. Sử dụng xác thực hai yếu tố

Một cách quan trọng để bảo vệ dữ liệu là thêm xác thực hai yếu tố vào tài khoản Apple ID chứa thông tin cá nhân bao gồm thông tin thẻ tín dụng. Với xác thực hai yếu tố, người dùng cần mật khẩu và thiết bị vật lý hoặc dấu vân tay.

Khi thiết lập xác thực hai yếu tố, đăng ký một hoặc nhiều thiết bị đáng tin cậy để nhận được mã xác minh sáu chữ số. Sau đó, khi đăng nhập vào tài khoản Apple ID, iCloud hoặc thực hiện mua hàng trên iTunes, iBooks hoặc App Store từ một thiết bị mới, bạn cần phải xác minh danh tính của mình bằng cả mật khẩu và mã xác minh sáu chữ số.

Để bật xác thực hai yếu tố cho Apple ID, hãy chuyển đến Settings > [your name] > Password & Security. Chạm vào Turn on Two-Factor Authentication và sau đó bấm Continue. Thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để thiết lập xác thực hai yếu tố cho tài khoản Apple ID.

Bật xác thực hai yếu tố cho tài khoản Apple ID

Người dùng cũng có thể bật xác thực hai yếu tố bằng trình duyệt trên máy tính. Truy cập vào Appleid.apple.com và đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu Apple ID. Trong phần Security trên màn hình chính, chạm vào Edit ở bên phải. Nhấp vào Turn on Two-Step Authentication và làm theo các hướng dẫn để cài đặt.

Bật xác thực hai yếu tố bằng trình duyệt trên máy tính

Lưu ý: Khi đăng nhập vào iCloud.com trong trình duyệt, bạn có thể tin cậy trình duyệt đó. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn nếu không tin tưởng vào nó và nhập mã xác minh mỗi lần.

Các dịch vụ khác như Google, Dropbox, Facebook và Twitter cung cấp xác thực hai yếu tố và bạn nên sử dụng nó trong tất cả các tài khoản của mình.

18. Sử dụng trình quản lý mật khẩu

Trong thế giới trực tuyến này, chúng ta có quá nhiều mật khẩu để nhớ. Bạn không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Làm thế nào để có thể nhớ tất cả những mật khẩu đó? Rất đơn giản chỉ cần sử dụng trình quản lý mật khẩu. Có nhiều ứng dụng quản lý mật khẩu trên mạng, một số chỉ dành cho thiết bị iOS và những thiết bị khác cho phép bạn truy cập vào mật khẩu trên nhiều loại thiết bị.

Nhiều ứng dụng quản lý mật khẩu cho phép lưu trữ nhiều mật khẩu, chẳng hạn như các ghi chú bảo mật, tài khoản email, thẻ tín dụng và thông tin tài khoản ngân hàng, giấy phép phần mềm và thậm chí còn có thể đính kèm các tài liệu cá nhân.

IPhone có sẵn một trình quản lý mật khẩu được tích hợp sẵn gọi là iCloud Keychain. Đây là một cách an toàn để đồng bộ tất cả mật khẩu và các dữ liệu nhạy cảm khác trên tất cả các thiết bị Apple.

Để bật iCloud Keychain, hãy chuyển tới Settings > [tên của bạn] > iCloud > iCloud Keychain. Sau đó, chạm vào nút trượt iCloud Keychain.

Bật iCloud Keychain

iCloud Keychain không phải là trình quản lý mật khẩu đầy đủ tính năng. Nếu muốn an toàn hơn và có quyền truy cập vào các tính năng bổ sung, bạn có thể sử dụng trình quản lý mật khẩu bên thứ ba như 1Password, LastPass, Dashlane, MiniKeePass hoặc DataVault.

19. Sử dụng duyệt web riêng tư

Mỗi trình duyệt chính đều có một số tính năng duyệt web riêng tư, bao gồm các trình duyệt trên iPhone. Khi sử dụng chế độ duyệt web riêng tư, trình duyệt sẽ không nhớ trang web truy cập, lịch sử tìm kiếm hoặc thông tin AutoFil.

Để truy cập chế độ duyệt web riêng tư trong Safari, hãy chạm vào biểu tượng tab ở góc dưới bên phải của màn hình và sau đó nhấn Private vào góc dưới bên trái. Để trở lại chế độ duyệt web thông thường, bấm biểu tượng tab và sau đó chọn Private.

Sử dụng chế độ duyệt web riêng tư trong Safari

Lưu ý rằng duyệt web riêng tư không phải là một cách đảm bảo để giữ an toàn. Các trình duyệt khác như Chrome và Firefox đều có chế độ duyệt cá nhân riêng tư.

20. Xóa dữ liệu duyệt web

Khi không sử dụng duyệt web riêng tư, dữ liệu duyệt web như Cookies và lịch sử web được lưu trữ trên điện thoại. Tuy nhiên, dữ liệu này có thể bị xóa. Khi xóa dữ liệu duyệt web, người dùng sẽ phải đăng nhập lại vào trang web, nhưng nó sẽ giữ an toàn cho thông tin nhạy cảm.

Để xóa dữ liệu duyệt web trong Safari, đi tới Settings > Safari > Clear History and Website Data. Sau đó, chạm vào Clear History and Data trên hộp thoại bật lên.

Xóa lịch sử duyệt web

Dữ liệu duyệt web cũng có thể bị xóa trong các trình duyệt khác sử dụng trên iPhone như Chrome, Firefox và Opera Mini.

21. Chặn Cookies và không theo dõi

Cookies là các tệp nhỏ được các trang web truy cập lưu vào máy tính, chúng có thể chứa thông tin, điện thoại (hoặc máy tính) và sở thích người dùng. Những thông tin này có thể hữu ích nhưng cũng gây phiền toái khi hiển thị nội dung có liên quan như quảng cáo.

Xóa Cookies sẽ gây ra một số sự bất tiện khi phải đăng nhập lại vào trang web, nhưng sẽ an toàn cho thông tin nhạy cảm.

Để chặn tất cả Cookies trong Safari trên iOS 11, hãy chuyển đến Settings > Safari. Cuộn xuống phần Privacy & Security và bật tùy chọn Block All Cookies. Bạn cũng có thể ngăn các trang web theo dõi bạn bằng cách bật tuỳ chọn Ask Websites Not To Track Me.

Xóa Cookies

Nếu không muốn chặn Cookies, hãy đảm bảo xóa chúng một cách thường xuyên. Các tùy chọn này dường như không khả dụng trong Chrome hoặc Firefox dành cho iOS.

22. Vô hiệu hoá tuỳ chọn AutoFill trong trình duyệt

Tính năng AutoFill trong các trình duyệt rất tiện lợi, nhưng nó không an toàn. Nếu ai đó sử dụng điện thoại của bạn, họ có thể tự động đăng nhập trên cùng một trang web đã sử dụng AutoFill.

Để tắt AutoFill trong Safari trên iOS 11, hãy đi tới Settings > Safari. Trong mục General, chạm vào AutoFill. Để bảo mật tối đa, hãy tắt tất cả các tùy chọn trên trang này. Sẽ không thuận tiện khi đăng nhập vào các trang web một cách thủ công, nhưng đáng để bạn bảo vệ thông tin nhạy cảm của mình.

Vô hiệu hóa tùy chọn AutoFill

Người dùng có thể tắt tùy chọn AutoFill trong Chrome, Save Logins giống như AutoFill trên Firefox.

23. Vô hiệu hoá tự động đồng bộ với iCloud

Theo mặc định, dữ liệu trên iPhone được đồng bộ hóa với tài khoản iCloud như tin nhắn, ghi chú, địa chỉ liên lạc, tài liệu và ảnh. Nếu đã thêm xác thực hai yếu tố vào tài khoản Apple ID nó sẽ an toàn hơn.

Tuy nhiên, nếu muốn thông tin không được đồng bộ hóa với iCloud hoặc nếu không muốn đồng bộ hóa các loại nhất định, người dùng có thể vô hiệu hoá đồng bộ hóa với iCloud trên iPhone. Nếu không có nhiều thiết bị iOS và chỉ có thông tin trong một số ứng dụng, bạn cũng có thể tắt đồng bộ hóa iCloud cho các ứng dụng đó.

Để vô hiệu hoá đồng bộ hóa với iCloud trên iOS 11, hãy chuyển đến Settings > [tên của bạn] > iCloud. Các ứng dụng của Apple được liệt kê ở đầu danh sách trên màn hình iCloud. Để ngăn một ứng dụng Apple đồng bộ hóa với iCloud, nhấn vào nút trượt cho ứng dụng đó.

Chọn ứng dụng sao lưu iCloud

Tùy chọn iCloud Drive bên dưới iCloud Backup sẽ tắt hoặc bật đồng bộ iCloud cho tất cả các ứng dụng của bên thứ ba khác lưu trữ tài liệu và dữ liệu trên iCloud. Nếu bật tính năng này, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng của bên thứ ba được cài đặt trên điện thoại. Có thể tắt đồng bộ hoá iCloud cho từng ứng dụng bằng cách nhấn vào nút trượt cho từng ứng dụng.

24. Dừng tự động kết nối với các mạng Wifi đã biết

Theo mặc định, điện thoại sẽ tự động kết nối với mạng Wifi đã biết. Điều này có thể hữu ích, nhưng nó không phải lúc nào cũng an toàn. Nếu ai đó đã thiết lập một mạng không dây giả mạo với cùng tên với một điểm truy cập công cộng đáng tin cậy, thì iPhone có thể kết nối với mạng đó và kẻ lừa đảo có thể đánh cắp dữ liệu của bạn.

Dừng tự động kết nối với mạng Wifi đã biết

Sẽ an toàn hơn khi kết nối thủ công với từng mạng mà điện thoại tìm thấy. Để ngăn không cho điện thoại tự động kết nối với mạng Wifi đã biết, hãy đi tới Settings > Wi-Fi, chạm vào nút thanh trượt Ask to Join Networks.

25. Sử dụng mạng riêng ảo (VPN)

Một tùy chọn khác để giữ an toàn cho dữ liệu khi sử dụng iPhone tại nơi công cộng (hoặc thậm chí ở nhà) là sử dụng mạng riêng ảo (VPN). Một VPN mã hóa tất cả lưu lượng truy cập Internet vào và ra ngăn việc đánh cắp và phân tích dữ liệu.

Sử dụng mạng riêng ảo

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN, một số tốt hơn các nhà cung cấp dịch vụ VPN khác. Quantrimang.com đã biên soạn một danh sách những Ứng dụng VPN miễn phí tốt nhất người dùng iOS không nên bỏ qua. Tìm dịch vụ VPN mà bạn thích có ứng dụng iOS, cài đặt, kích hoạt và bắt đầu lướt web an toàn hơn.

Đây chỉ là một số cách để bảo mật iPhone. Sử dụng cẩn thận khi truy cập các trang web hoặc sử dụng dữ liệu nhạy cảm. Người dùng cũng nên bảo đảm Apple Watch nếu có. Nó cũng có quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm từ iPhone như email, tin nhắn, danh bạ, và thậm chí là dữ liệu Apple Wallet cho Apple Pay.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 21/04/2021 09:25
3,918 👨 52.585
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bảo mật & Diệt virus