7 điều cần biết về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng

Người xưa Việt Nam có câu tục ngữ "Cái răng, cái tóc là góc con người", chứng tỏ rằng tổ tiên chúng ta đã biết đánh giá cao hàm răng và mái tóc, coi như hai yếu tố quan trọng trong toàn thể nhân dáng và sắc đẹp chúng ta.

Mái tóc chỉ có giá trị về thẩm mỹ và có lợi điểm là giữ cho đầu ấm áp còn hàm răng đều đặn và khỏe mạnh, thì ngoài chuyện làm cho nụ cười được tươi đẹp, khuôn mặt cân đối, dễ thương, nó còn là một yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe nữa. Chính vì thế việc chăm sóc răng miệng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hằng ngày bạn chỉ cần bỏ ra 4 phút để đánh răng, chia thành 2 lần vào buổi sáng và tối, đều đặn tới thăm khám nha sĩ 6 tháng một lần thì chắc chắn rằng bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe ở hiện tại và về già. Nhưng thật đáng ngại rằng, ngày nay vấn đề chăm sóc răng miệng tưởng chừng như đơn giản ấy vẫn không được quan tâm chăm sóc đúng cách.

Nha sĩ Judith Jones, phát ngôn của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, đồng thời là một giáo sư tại Đại học Boston cho hay: "Nếu không chăm sóc đúng cách thì sẽ khiến cho sâu răng, bệnh nướu rằng và ung thư miệng ngày càng trở nên phổ biến".

"Mọi người cứ nghĩ rằng sâu răng chỉ là vấn đề của trẻ em. Nhưng thực tế thì người trưởng thành mắc sâu răng còn nhiều hơn cả lũ trẻ", Jones nói.

Với 7 điều dưới đây mong rằng bạn có thể quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng của mình

1. Bệnh tim liên quan đến răng miệng?

Bệnh tim liên quan đến răng miệng

Đây là một nghiên cứu mới được các bác sĩ phát hiện ra, việc vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa hoặc các bệnh nướu răng, bệnh nha chu, thực sự có thể dẫn đến những vấn đề tim mạch.

Nướu bị sưng có thể dẫn đến các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị sưng, bao gồm cả động mạch. Việc sưng này có thể góp phần vào việc hình thành bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ, bệnh Alzheimer gia tăng

2. Khô miệng tưởng chừng vô hại nhưng hậu quả khôn lường

Khô miệng tưởng chừng vô hại nhưng hậu quả khôn lường

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến khô miệng như các bệnh lý về cơ thể, do việc sử dụng thuốc, uống quá nhiều rượu vào buổi tối, ngạt mũi, tuyến nước bọt bị nhiễm trùng... khô miệng tưởng chừng là chuyện bình thường nhưng thực ra nó đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh lý về răng miệng như chứng hôi miệng, sâu răng, nứt góc miệng...

Thông thường, nước bọt giúp bạn rửa trôi thức ăn và mảng bám, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Nước bọt cũng góp phần vào quá trình "tái khoáng", giữ răng chắc và khỏe mạnh. Vậy nên bạn cũng cần chú ý và chăm sóc răng miệng nếu mình có những dấu hiệu khô miệng.

Để có thể khắc phục tạm thời bệnh khô miệng các bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hằng ngày, ăn uống hợp lý, uống nhiều nước... nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn phải đến gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và các chữa trị dứt điểm.

3. Đánh răng 2 lần mỗi ngày, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được

Tập thói quen đánh răng

Theo một khảo sát cho thấy ở nước Anh có gần 7 triệu người, nhưng không phải ai cũng có thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày. Nhiều người cho rằng họ không thường xuyên đụng tới bàn chải, có khi bỏ mặc trong một thời gian dài. Tình trạng không đánh răng thường xuyên không chỉ diễn ra trên nước Anh, mà nó còn xảy ra với nhiều quốc gia khác.

Nha sĩ Kimberly Harms đến từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết, không đánh răng đủ 2 lần trong 24 tiếng đồng hồ sẽ tạo cơ hội cho các vấn đề răng miệng phát sinh. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng không phải việc ai cũng có thể làm.

Jones cho biết "Một bàn chải tự động có thể giúp đỡ họ rất nhiều". Bà cũng lưu ý những người thân trong gia đình khi chăm sóc người lớn tuổi, đừng nghĩ đánh răng là thứ có thể xem nhẹ. Hãy giúp đỡ người già khi họ không có thể tự đánh răng được nữa.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm trắng răng bị vàng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

4. Sử dụng nước súc miệng chứa florua

Sử dụng nước súc miệng chứa florua

Trong phòng tắm, bạn nên có một chai nước súc miệng chứa florua mỗi khi bạn thấy lười đánh răng, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để phòng ngừa sâu răng. Những sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa florua, sẽ góp phần tạo nên một lá chắn phòng thủ cho hàm răng được bảo vệ.

5. Chế độ ăn giúp hàm răng khỏe mạnh

Chế độ ăn giúp hàm răng khỏe mạnh

Dinh dưỡng tốt là một chế độ ăn uống cân bằng, những dưỡng chất thiết yếu để bạn có một sức khỏe tốt. Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe suy yếu và có thể mắc các bệnh về nướu răng và sâu răng. Bạn cần cung cấp cho cơ thế đầy đủ các thức ăn giàu canxi như sữa, rau quả xanh, cá... và các Thực phẩm giàu vitaminC, vitamin D và B1 như cá hồi, trái cây tươi, thịt lợn... bên cạnh đó ăn các chất ngọt để thay thế đường như thức uống giải khát, kẹo cao su... để tránh tình trạng đường làm sâu răng, đục khoét răng của bạn

6. Thăm khám nha sĩ đúng thời hạn 6 tháng một lần

Thăm khám nha sĩ đúng thời hạn 6 tháng một lần

Việc thăm khám nha sĩ đúng thời hạn sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm các bệnh về răng miệng và điều trị bệnh kịp thời.

Ngày nay những bệnh về ung thư miệng ngày càng phát triển và lan rộng, chính vì vậy việc thăm khám nha sĩ sẽ giúp bạn có thể kiểm tra và phòng ngừa ung thư miệng hiệu quả.

7. Tuyên truyền, giúp nâng cao nhận thức về chăm sóc răng miệng

Tuyên truyền, giúp nâng cao nhận thức về chăm sóc răng miệng

Các chuyên gia cho rằng: "Nhận thức yếu kém về sức khỏe răng miệng đã trở thành một vấn đề của y tế công cộng".

Chính vì thế chúng ta cần phải có những chiến dịch tuyên truyền tới cộng đồng biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho chính bản thân mình và những người thân. Việc chăm sóc răng miệng cần đưa vào mục kiểm tra sức khỏe cơ thể của bạn.

Thứ Năm, 19/12/2019 08:37
4,84 👨 1.157
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình