7 dạng lừa đảo, giả mạo online phổ biến

Bất cứ ai đã sử dụng Internet đều biết rằng không thể tin tưởng mọi thứ trên mạng. Vì thứ gì đó có vẻ đáng tin không có nghĩa là nó chính xác như những gì tuyên bố.

Biết cách phát hiện nội dung giả mạo trực tuyến là một kỹ năng quan trọng để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc hoặc phá hủy tài sản của bạn. Dưới đây là 7 nội dung thường được làm giả trực tuyến và một số lời khuyên để phát hiện ra chúng.

1. Nút Download giả

Nút Download giả

Các liên kết giả xuất hiện trên tất cả các trang web thông qua quảng cáo AdSense của Google vì những kẻ lừa đảo liên tục đẩy chúng vào trang web. Thậm chí tệ hơn khi chúng xuất hiện trên các trang bạn đang tìm kiếm file, phần mềm tải hợp pháp.

Khi click vào nút Download giả này, bạn sẽ tải phần mềm vô ích hoặc nguy hiểm. Hãy đọc bài viết Mẹo tránh nút Download giả mạo để biết cách tránh những liên kết tải giả này nhé.

2. Email lừa đảo

Email lừa đảo

Các email spam rất dễ bị phát hiện nhưng những email lừa đảo muốn đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lừa bạn tải phần mềm độc hại thì sao? Thông thường chúng giống như các email thật từ bạn bè hoặc đối tác đáng tin cậy như ngân hàng.

Bạn cần ghi nhớ một vài nguyên tắc khi xác định xem một email có thật hay không.

Đầu tiên, bạn nên kiểm tra người gửi. Mặc dù có thể giả mạo một tin nhắn và làm nó trông giống như đến từ một địa chỉ email đáng tin cậy nhưng thông thường email giả đến từ một địa chỉ giả. Nếu thấy các tin nhắn chính thức đến từ địa chỉ @paypal.com và email từ @paypalservicealerts.com, bạn biết có vấn đề rồi đó. Cách này cũng áp dụng cho các email đến từ danh bạ của bạn.

Bạn cũng nên xem xét nội dung thư để xem có phải giả không. Các công ty hợp pháp không yêu cầu thông tin thẻ tín dụng, số bảo hiểm xã hội, mật khẩu hoặc các thông tin nhạy cảm khác qua email. Các email lừa đảo thường được tạo để khiến bạn nhanh chóng click vào.

Giống như kiểm tra nút Download trên, bạn có thể di chuột qua liên kết trong email để xem địa chỉ của nó. Một email chính thức sẽ dẫn đến trang web chính thức. Nếu bạn thấy tên trang web lạ, không nên click vào đó.

Nói chung, nếu nhận được một email mà bạn không chắc chắn, hãy truy cập trực tiếp vào trang web và kiểm tra. Nếu PayPal cần bạn xác minh một cái gì đó, bạn sẽ thấy nó khi đăng nhập.

3. Thông báo cập nhật giả

Thông báo cập nhật giả

Một số ứng dụng tự động cập nhật nhưng một số khác sẽ thông báo người dùng cập nhật thủ công. Do đó một số quảng cáo đã lợi dụng điểm này và ngụy trang thành lời nhắc cập nhật giả.

Nếu thấy thông báo khi bạn đang trực tuyến yêu cầu cài đặt một bản cập nhật “được khuyến nghị” cho Java, Flash hoặc các plugin khác, bạn không nên click vào đó. Các chương trình không sử dụng cửa sổ bật lên ngẫu nhiên từ trang web để thông báo người dùng cập nhật. Thông báo cập nhật phần mềm xuất hiện khi lần đầu khởi động máy tính hầu hết đều an toàn trừ khi bạn có phần mềm quảng cáo.

Giống như các email lừa đảo, bạn phải luôn mở phần mềm được đề cập và kiểm tra cập nhật thủ công. Gần như tất cả các ứng dụng đều có trình kiểm tra cập nhật riêng trong Help > Check for Updates hoặc tương tự.

4. Nhận xét, đánh giá giả

Đánh giá giả

Đánh giá từ những kinh nghiệm của người dùng trước giúp bạn quyết định có nên mua hoặc sử dụng sản phẩm hay không. Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi những đánh giá này được làm giả để tăng danh tiếng của một mặt hàng giả. Do vậy bạn không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các đánh giá trên các trang web mua sắm.

Bạn có thể phát hiện các đánh giá giả mạo bằng cách kiểm tra việc sử dụng quá nhiều từ khóa, ngôn ngữ không tự nhiên và lời khen mơ hồ.

5. Trang web giả mạo

Trang web giả mạo

Các trang web giả mạo thường được liên kết với email giả ở trên. Nếu kẻ lừa đảo khiến bạn click vào email hoặc theo dõi quảng cáo, bạn sẽ được đưa đến một trang web giả được ngụy trang khiến bạn tin tưởng.

Cách quan trọng nhất để tránh trở thành nạn nhân của các trang web giả mạo này là kiểm tra URL. Mặc dù những kẻ lừa đảo có thể tạo ra những trang web có “diện mạo” tương tự như trang web thật nhưng chúng không thể sử dụng URL thật. Các trang web này thường có một hoặc nhiều dấu hiệu nhận biết sau trong URL.

  • Có nhiều dấu gạch ngang (best-online-deals-everyday.com)
  • Sử dụng số hoặc ký hiệu thay cho chữ cái (paypa1.com, 0nlinebonk.com)
  • Phần mở rộng tên miền bất thường như .biz.
  • Tên miền lừa đảo. Bạn cần nhớ rằng chuỗi ký tự trước phần mở rộng (.com) là tên thật của trang web. Trang web giả sử dụng địa chỉ như paypal.fakesite.com và banking.fakesite.com.

Hãy xem thông tin liên lạc và bản quyền ở dưới cùng của trang. Nếu thông tin này mơ hồ, không rõ ràng hoặc lỗi chính tả trong tuyên bố bản quyền hoặc bản quyền cũ, thì đây là những trang web giả mạo.

6. Lừa đảo mạng xã hội

Lừa đảo mạng xã hội

Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, bạn nên cẩn thận với những người tạo hồ sơ giả bằng thông tin bạn bè thật của bạn. Những kẻ lừa đảo thường xuyên ăn cắp hình đại diện của ai đó và tạo tài khoản với tên của họ. Sau đó sẽ nhắn tin cho bạn bè của người đó để xin tiền hoặc cung cấp liên kết đến trang web lừa đảo.

Để tránh điều này, bạn nên nhắn tin cho bạn bè qua kênh tin tưởng (như gọi điện) nếu nhận được tin nhắn lạ từ họ. Nếu thấy yêu cầu kết bạn từ một ai đó và bạn đã là bạn của họ, đó có thể là kẻ giả mạo.

7. Hình ảnh giả

Nhờ Photoshop và mọi người có thể chia sẻ bất cứ điều gì, hình ảnh chơi khăm đã trở nên phổ biến từ khá lâu. Với các công cụ chỉnh sửa hình ảnh mạnh mẽ hơn hiện nay, khó có thể biết được thứ gì đó là thật hay đã bị chỉnh sửa.

Thông thường, hình ảnh của văn bản lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, tuyên bố những huyền thoại cũ như Facebook sẽ bắt đầu tính tiền. Trừ khi bạn là một chuyên gia Photoshop hoặc hình ảnh có một sai lầm rõ ràng, bạn sẽ không thể tự mình phát hiện. Hãy thử sử dụng một công cụ như FotoForensics để phân tích hình ảnh.

Tìm kiếm hình ảnh ngược trên Google cũng là một cách tốt để tìm hiểu thêm về chúng. Nếu bạn tìm kiếm một hình ảnh và nó đưa ra vô số bài báo về một trò lừa bịp, bạn sẽ biết nó không có thật.

Bây giờ bạn biết một số dạng lừa đảo, giả mạo trực tuyến phổ biến. Mặc dù, có thể khó phân biệt các trang web, email và hình ảnh thật với hàng giả được ngụy trang khéo léo. Nhưng sử dụng những lời khuyên này, bạn sẽ có thể nhìn thấu những lời nói dối dễ dàng hơn và phần còn lại sẽ dựa vào kinh nghiệm của bạn.

Thứ Sáu, 26/03/2021 08:22
47 👨 10.059
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tấn công mạng