5 "ông trùm" PC trước biến động của nền kinh tế

Theo dự đoán, mọi chi tiêu cho tiêu dùng và thương mại trong lĩnh vực công nghệ trong năm tới đây sẽ bị cắt giảm. Ngành công nghiệp PC cũng nằm trong vòng ảnh hưởng này. Trước tình hình này, HP, Dell, Lenovo, Acer, Toshiba - 5 nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, chiếm 54% lượng máy tính bán ra trên toàn cầu - sẽ ứng phó như thế nào trước những biến động đó?

Ảnh hưởng này bắt được đầu nhận thấy rõ nét hơn thông qua việc giảm giá bán của các hãng, lợi nhuận giảm mạnh, thị trường tại Bắc Mỹ và châu Âu trở nên bão hoà. Những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi sự suy giảm này ngày càng có biểu hiện lan rộng đó là các nhà sản xuất lớn.

Vừa qua, Intel đã cảnh báo rằng, họ đã thấy một sự suy giảm rõ nét trong nhu cầu tiêu thụ chip của hãng. Nhu cầu về chip máy tính giảm cũng có nghĩa là các nhà sản xuất máy giảm sản lượng sản xuất của trước cơn bão của nền kinh tế hiện nay. Vậy 5 nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới hiện nay, sẽ đối mặt với nhu cầu mua sắm giảm cũng như trào lưu giảm giá bán các sản phẩm này như thế nào?

Không có gì phải ngạc nhiên, nằm trong số này là tên tuổi Hewlett-Packard. Đây là nhà sản xuất máy tính có doanh thu luôn dẫn đầu trong 2 năm qua là hãng đứng vững nhất trước tình hình hiện nay.

Richard Shim, nhà phân tích về ngành công nghiệp PC của IDC nhận định, nếu có ít khách hàng và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm PC hơn thì các hãng sẽ phải xác định lại đâu sẽ là nơi họ cần đẩy mạnh kinh doanh và cạnh tranh thị phần với đối thủ.

Đối với HP, 1/3 doanh thu là từ phần mềm, dịch vụ và lưu trữ trong doanh nghiệp, 1/3 là thu được từ việc bán máy tính và các thiết bị tiêu dùng. Phần còn lại là doanh thu từ việc kinh doanh thiết bị in ấn và các nguồn đầu tư khác.

Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của HP có thể đảm bảo rằng họ sẽ vẫn rất vững vàng trước sự bất ổn của nền kinh tế hiện nay. Với những danh mục hàng hoá đó, HP vẫn có thể bán các sản phẩm cho người tiêu dùng nhỏ và vừa, cung cấp các loại laptop, desktop, server, thiết bị lưu trữ, máy in cho các doanh nghiệp.

Một lợi thế nữa là tên tuổi này đã xuất hiện tại tất cả các thị trường chính trên thế giới hiện nay bao gồm cả những thị trường hiện vẫn có nhu cầu cao về PC đó là châu Mĩ La Tinh, Trung, Đông Âu vàTrung Đông.

Trong bối cảnh hiện nay, khách hàng sẽ cân nhắc nhiều hơn về giá cả, bởi vậy điều cần thiết hiện nay là HP sẽ tập trung vào những dòng sản phẩm có chất lượng cao hơn như thế nào.

Tuần qua HP đã thông báo giảm giá loại máy tính xách tay Envy 133 từ 2.100 xuống còn 1.900 USD loại laptop có thể chơi game Blackbird 002 từ 2.000 xuống 1.800 USD. Bên cạnh đó HP đã tung ra loại netbook mới với ít tính năng hơn có giá dao động từ 400 đến 700 USD. Những loại laptop mini này thích hợp với việc lướt web và tích hợp các ứng dụng cần thiết nhưng không có đủ các tính năng đầy đủ của laptop. Tuy nhiên, giá cả hấp dẫn và việc nâng cao nhận thức của loại máy tính mini này sẽ giúp HP làm dịu cơn bão kinh tế hiện nay.

Vị thế của Dell hiện nay đã được cải thiện

Dell vừa trải qua một thời kì lột xác, hiện hãng này vẫn đang cố gắng tìm cách tiết kiệm chi phí và phát triển kinh doanh. So với khó khăn mà họ từng phải đối mặt cách đây 2 năm khi hoạt động kinh doanh chính của họ chỉ tập trung vào việc kinh doanh máy tính tại thị trường bắc Mĩ thì khó khăn hiện tại không khiến hãng này phải bối rồi. Chắc chắn, Dell sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn hiện tại.

Sau thời điểm khó khăn lần trước, Dell đã mở rộng mạng lưới bán lẻ rộng khắp rất thành công và tập trung vào kinh doanh dịch vụ, phần mềm, thiết bị lưu trữ và server. Dell đã vươn rộng đến cả các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là hai thị trường mà PC chưa bị bão hoà như ở Mĩ hay Tây Âu. Dell tập trung vào chiến lược phát triển toàn cầu các sản phẩm như máy tính xách tay và mới đây là netbook và dòng sản phẩm Vostro cho doanh nghiệp nhỏ. Kết quả là một nửa lợi nhuận thu được của Dell là từ thị trường ngoài nước Mỹ.

Tuy vậy, hiện Dell vẫn đang trong thời kì chuyển đổi và trong khi nỗ lực cắt giảm chi phí, phát triển doanh thu toàn cầu và mạng lưới bán lẻ nên Dell không có được sự ổn định như HP.

Theo các nhà phân tích thì vị thế của Acer trong bối cảnh hiện nay có phần đáng lo ngại. Mặc dù lượng laptop và netbook hãng này bán được trên thị trường rất lớn, đặc biệt là ở châu Âu, nhưng chiến lược của hãng là hi sinh giá cả để chiếm được thị phần. Tạo được áp lực với HP và Dell và mặt giá, nhưng Acer khiến cácnhà phân tích rất nghi ngại về sự thành công và lợi nhuận của kế hoạch dài hơi này.

Lenovo một đối thủ của Acer có lẽ là tên tuổi có vị thế bấp bênh nhất trong số 5 nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới. IDC dự đoán rằng tình hình kinh doanh trong năm tới của hãng này sẽ có chiều hướng đi xuống. Dấu hiệu này được nhận thấy rõ nét nhất khi hãng này công bố bản doanh thu quý III hồi tuần trước, lãi suất quí của hãng giảm tới 78%. Kết quả này không chỉ gióng lên hồi chuông về tình hình kinh doanhđi xuống của hãng mà còn là sự bất ổn của một nhãn hiệu hàng hoá khi đưa dòng sản phẩm Ideapad lên làm sản phẩm cao cấp.

Nhưng nếu nhìn xa hơn Lenovo phát triển rất tốt tại thị trường trong nước, bởi thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường đang phát triển đối với PC.

Toshiba là hãng tập trung đầu tư vào thị trường dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi mức chi tiêu giảm cũng khó có thể ảnh hưởng đến địa hạt mà hãng này cung cấp và thậm chí họ sẽ đạt thị phần cao hơn. Trong quý III hãng nãy đã cung cấp 3,7 triệu chiếc máy tính cho các doanh nghiệp.

Như vậy, trước bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, trong số các tên tuổi nêu trên thì các hãng như HP và Dell với sự chắc chắn và ổn định sẽ tiếp tục vươn xa đến các thị trường nước ngoài và trở nên lớn mạnh hơn.

Thứ Năm, 20/11/2008 08:44
31 👨 290
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp