5 mẹo cho LinkedIn

C.G. Lynch

Quản trị mạng - Trong cuộc suy thoái kinh tế, nhiều người tìm việc (job seeker) đã tốn nhất nhiều thời gian trên LinkedIn nhằm kết nối với các đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác để kiếm được một công việc hay hợp đồng mới. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều mắc phải một số lỗi trong profile của LinkedIn, những lỗi này làm lãng phí những thời cơ đến với họ, Jason Alba, CEO của JibberJobber, một công ty cung cấp các công cụ web cho việc quản lý tìm kiếm công việc đã cho biết như vậy.

Alba cũng chính là người gần đây đã phát hành một DVD có tên LinkedIn for Job Seekers – tạm dịch là Tìm kiếm công việc với LinkedIn, đã chia sẻ với chúng ta về 6 lỗi mà người dùng mắc phải trong profile của LinkedIn. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 6 lỗi đó và cách sửa chúng như thế nào.

1. Tránh gặp phải những lỗi về ảnh cá nhân

Nhiều người không sử dụng ảnh trên profile của LinkedIn. Có thể một số người có một vài lý do nào đó để không sử dụng ảnh hay một số liên quan khác: có lẽ bạn không muốn phơi bày tính cách sắc tộc của mình hoặc bạn không xem xét đến sự ăn ảnh của mình nhưng đây thực sự làm một lỗi rất điển hình.

Alba cho rằng: “Một số tình huống có lý do chính đáng không sử dụng ảnh profile, nhưng hãy sử dụng một ảnh của bạn vì nó sẽ thể hiện được liệu bạn có thoải mái với chính mình. Nó cũng làm cho profile mang tính cá nhân hơn”.

Đầu tiên là một ảnh cá nhân chuyên nghiệp cho LinkedIn thay cho một bức ảnh của bạn trước một ngọn núi hoặc một hồ nước mà bạn sử dụng trên Facebook. Thêm vào đó, nếu bạn là một người tìm việc, rất có thể bạn sẽ gặp được người tuyển dụng lao động tương lai trong một phỏng vấn mặt đối mặt, vì vậy bức ảnh cách đây 20 năm mà bạn rất thích không nên đặt ở đây – cần phải thay bằng một ảnh khác gần đây hơn.

“Đôi khi mọi người sẽ thấy rối trí khi thấy ai đó nếu họ đặt một bức ảnh cũ ở đây”, Alba nói vậy.

2. Viết một đề mục chuyên nghiệp có tính mô tả

Khi chỉnh sửa profile trong LinkedIn, bạn có thể tạo một đề mục chuyên nghiệp bên phải phía dưới tên của mình. Lỗi hay gặp phải ở đây là (như được thể hiện trong hình bên dưới) là bạn chỉ điền vào đó tên và tiêu đề một cách đơn giản. Tốt nhất bạn nên sử dụng một thứ gì đó hấp dẫn hơn thay cho việc nói “trưởng phòng dự án công ty X” nào đó, hãy nói một thứ gì đó cụ thể hơn như: “Quản lý các dự án có liên quan đến IT và marketing”.

Khi mọi người tìm kiếm bạn, họ sẽ thấy dòng tiêu đề rất chuyên nghiệp này và nó có thể quyết định việc họ có kích chuột vào tên của bạn để xem profile hay không.

“Hãy nghĩ mình như một khách hàng và đây là nơi những gì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện”.

3. Dán nhãn đúng các website hiển thị công việc của bạn hoặc blog

LinkedIn cung cấp cho bạn khả năng liệt kê các website mà bạn minh chứng được những việc mình đã làm. Đây là một tùy chọn tuyệt vời nếu bạn có một website cá nhân với một bảng tóm tắt hoặc một blog. Nhưng khi chỉnh sửa phầm mô tả của website, Alba khuyên miễn trừ các mô tả mặc định của LinkedIn là "website của tôi" hay "công ty của tôi”. Các phần mô tả này sẽ không hấp dẫn đến các nhà tuyển dụng.

Thay vào đó, khi bạn chỉnh sửa phần “website” của bạn, LinkedIn cung cấp cho bạn một menu sổ xuống (xem hình bên dưới). Kích "other", bạn có thể upload liên kết và mô tả nó như những gì bạn muốn. Thay vì "blog của tôi", bạn có thể viết “blog của tôi trong quản lý dự án”.

4. Làm rõ ràng URL của mình

Có thể bạn vẫn chưa thay đổi URL mặc định mà LinkedIn cung cấp cho profile của mình. Đặc biệt nếu bạn có một thường dùng nào đó, thường nó sẽ điền tên của bạn sau địa chỉ LinkedIn vào tiếp đó là một cụm mã khó chịu và các số gì đó. Nếu bạn phải cấp địa chỉ profile của LinkedIn của mình cho ai đó qua điện thoại, hoặc muốn in nó trên business card của bạn, hãy chỉnh sửa để làm cho nó trở nên sáng sủa dễ hiểu.

“Mất khoảng 30 giây, bạn có thể làm cho profile đạt được mục đích của mình”.

(Khi bạn chỉnh sửa profile của LinkedIn, hãy vào phần "public profile" để tạo LinkedIn URL có lựa chọn của bạn).

5. Kết thúc bằng một kết luận khỏe và thân thiện với SEO

Phần “kết luận” của profile có thể là một cơ hội dễ bị bỏ lỡ đối với phần lớn người tìm việc. Trong khi đó phần này có giới hạn đến 2.000 ký tự, Alba gợi ý bạn hãy điền các thông tin về bạn và các khả năng của bạn nếu có thể.

Trong thực tế, khả năng cho mọi người tìm ra bạn sẽ phụ thuộc vào cỗ máy tìm kiếm của LinkedIn liên kết tên của bạn với một từ khóa nào đó. Chính vì vậy (hãy sử dụng ví dụ của chúng tôi), một nhà quản lý dự án sẽ sử dụng đến thuật ngữ “quản lý dự án” xuất hiện một vài lần trong phần tóm tắt.

“Hầu hết các phần tóm tắt đều chỉ có một hoặc hai dòng hoặc một hoặc hai đoạn và chúng thường thiếu nhiều thứ cần thiết tạo sự hấp dẫn. Càng nhiều thông tin bạn viết trong phần này, SEO của bạn sẽ càng tốt hơn”.

Nhớ rằng bạn đang ở trong một trường trật ních các ứng dụng. Alba khuyên rằng bạn nên đưa vào các câu chuyện “vấn đề, hành động và kết quả” ngắn để thể hiện bạn đã vượt qua được những thách thức để trợ giúp cho sự thành công trong doanh nghiệp của mình.

Thứ Sáu, 15/05/2009 08:48
51 👨 5.814
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản