3 bước để thu hút nhà tuyển dụng trên LinkedIn

Đơn giản và quá dễ để thực hiện.

Bạn dành hàng giờ mở từ trang này sang trang khác trên các trang web việc làm, truy cập từ nhóm này đến nhóm khác với hy vọng "bắt" được thông tin tuyển dụng từ một công ty nào đó hay thẫn thờ ngồi nhìn điện thoại những mong sẽ nhận được một cuộc gọi phỏng vấn? Ngày nào cũng như vậy nhưng công việc trong mơ vẫn chưa xuất hiện.

Rõ ràng là chiến lược xin việc của bạn đang có chút vấn đề và điều đầu tiên cần nhận ra lúc này là bạn phải xem lại bộ hồ sơ của mình liệu đã hoàn hảo. Nếu như đã thỏa mãn các yêu cầu của một CV "chuẩn chỉnh" thì lý do tiếp theo khiến bạn mãi chưa xin được việc đó chính là bạn chưa biết cách khai thác các trang web việc làm hoặc mới chỉ biết đến một vài website phổ biến.

Trong bài viết được chia sẻ bởi tác giả Jeremy Schifeling – đồng sáng lập và CEO của Break Into Tech – một trang web việc làm về công nghệ này, hãy cùng tìm hiểu về cách thu hút nhà tuyển dụng trên mạng xã hội việc làm nổi tiếng nhất thế giới LinkedIn và lý do tại sao bạn nên xây dựng profile trên website này ngay từ bây giờ. Theo Schifeling, LinkedIn không phải dễ dàng cho những người mới bắt đầu nhưng khi đã làm chủ được nó, bạn có thể xây dựng thương hiệu, tìm việc làm và phát triển mạng lưới các mối quan hệ rất tốt.

Tìm việc

Bước 1: Để được tìm thấy

Luôn nhớ một điều rằng không phải tất cả các nhà tuyển dụng có tài khoản trên LinkedIn đều hiểu rõ về cách sử dụng cũng như khai thác nó. Điều này có nghĩa, việc bạn đã cập nhật hồ sơ lên mạng xã hội này không có nghĩa các công ty sẽ tìm thấy bạn. Và nếu không đực để ý nghĩa là trang cá nhân của bạn chưa tạo ra được bất kỳ lợi ích nào, bất kể bảng thành tích hay kinh nghiệm của bạn có ấn tượng đến mức nào đi chăng nữa.

Thế nên, bước đầu tiên để được tìm thấy là bạn phải nghĩ giống như một nhà tuyển dụng vậy. Tuy nhiên, đừng phức tạp hóa nó. Các chuyên gia nhân sự quá bận rộn và không có thời gian để thử hàng triệu thủ thuật tìm kiếm. Thay vào đó, nếu đang tìm kiếm một người cho vị trí X thì họ có khả năng sẽ nhập "X" vào hộp tìm kiếm, chẳng hạn như marketer, quản lý sản phẩm hay nhân viên quảng cáo...

Làm thế nào để bạn chắc chắn là sẽ được tìm thấy chỉ với các tìm kiếm này? Rất đơn giản, hãy chắc chắn rằng các cụm từ chính xác xuất hiện ở khắp mọi nơi để thuật toán tìm kiếm của LinkedIn có thể phát hiện được. Đặc biệt, bạn cũng nên thêm các từ khóa đó không chỉ vào tiêu đề (headline)tóm tắt (Summary) (vì những phần này giới hạn ký tự và ít phải thay đổi nhất) mà còn cả mục kỹ năngkinh nghiệm.

Ngoài ra, cố gắng có càng nhiều kết nối có thể càng tốt trên site này, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì thuật toán của LinkedIn ưu tiên hiển thị các kết quả có liên quan nhất tới những gì đang tìm kiếm (chẳng hạn như cấp độ 2 và cấp độ 22). Bạn có thể tăng độ tin cậy của các con số này bằng cách nhập số trong địa chỉ và thêm số người cụ thể mà bạn biết trong lĩnh vực đó. Đồng thời, bạn cũng nên gửi các thông điệp kết nối có tính cá nhân hóa chứ không phải gửi đồng loạt cho nhiều người với cùng một nội dung.

Bước 2: Dành lấy ấn tượng đầu tiên

LinkedIn

Sau khi đã đưa hồ sơ của bạn nằm trong top các kết quả được hiển thị đầu tiên thì làm thế nào để khiến nhà tuyển dụng phải truy cập vào hồ sơ của bạn? Thực tế, một tìm kiếm liên quan đến quản lý sản phẩm có thể xuất hiện hơn 2 triệu kết quả chỉ trong vài giây ngắn ngủi.

Bí quyết ở đây là hãy giành lấy ấn tượng đầu tiên. Với một lịch trình dày đặc và vô số kết quả tìm kiếm như vậy thì ứng viên cần giả sử rằng nhà tuyển dụng chỉ có thể dành khoảng 1 phần tỷ giây nhìn vào hồ sơ của bạn. Do vậy, trong "nháy mắt" đó, ngay lập tức bạn cần khiến họ ngạc nhiên bằng một sự hiện diện ấn tượng nhất.

Bạn có thể áp dụng hai cách sau:

Cách 1: Thiết kế ảnh đại diện trên trang cá nhân thật hấp dẫn

Mọi người thích bủa vây mình bởi những người vui vẻ. Thế nên, hãy quên đi các tư thế ủ rũ và nụ cười giả tạo, thay vào đó là sử dụng các hình ảnh cuốn hút với nụ cười tươi, thân thiện, lựa chọn quần áo và cảnh nền thích hợp.

Cách 2: Tạo tiêu đề thật bắt mắt

Trong khi tiêu đề như "nhân viên quản lý sản phẩm đầu tiên tại Google" rất ấn tượng thì đa phần chúng ta đều không tạo được các headline tốt như vậy. Thế nên, điều tuyệt vời nhất bạn cần làm lúc này là hãy tập trung vào điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm. Chẳng hạn, nếu tìm kiếm một công việc liên quan đến sản phẩm tại một startup đang ở giai đoạn đầu (Early stage) thì bạn nên nói: "quản lý sản phẩm cho các startup ở giai đoạn đầu: tôi muốn giúp các công ty nhỏ trở thành những doanh nghiệp tầm cỡ". Điều này không chỉ nói với nhà tuyển dụng bạn là ai mà còn cho họ biết họ đang cần bạn trong nhóm để thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Bước 3: Để được nhận lời mời phỏng vấn

Khi đã lọt vào "tầm ngắm" của nhà tuyển dụng nghĩa là bạn đã thu hút sự chú ý của họ. Bây giờ, họ sẽ nhìn vào hồ sơ của bạn. Lúc này, điều gì là quan trọng?

Mạng xã hội việc làm

Một lần nữa, hãy nhớ lại quy luật ngón tay cái về tốc độ. Không có nhà tuyển dụng nào dành hàng giờ để đọc toàn bộ trang cá nhân của bạn. Thay vào đó, họ sẽ "quét" từ trên xuống xưới chỉ trong một vài giây. Điều này có nghĩa bạn cần chinh phục các "head hunter" (chuyên gia săn "đầu người") ở các tiêu đề chứ không phải các gạch đầu dòng (bullet).

Mục tóm tắt (Summary)

Bạn có một bản tóm tắt dài với đầy rẫy các từ khóa có liên quan đến nhau (giống như trong bước đầu tiên đã đề cập) nhưng bạn nên bắt đầu với chỉ một câu mà có thể tóm lược mục đích ứng tuyển của bạn (chẳng hạn, "tôi đã từng là quản lý sản phẩm của một startup với thành tích trong quá khứ là đã giúp các công ty có được những khoản doanh thu đầu tiên và thành công bước đầu trên thị trường"). Bằng cách này, kể cả khi nhà tuyển dụng không đọc bất cứ thứ gì khác thì họ vẫn sẽ đưa bạn vào danh sách ứng viên cần cân nhắc.

Mục kinh nghiệm (Experience)

Không một nhà tuyển dụng nào sẽ đọc hết tất cả các gạch đầu dòng của bạn nhưng họ chắc chắn sẽ lướt qua tất cả các tiêu đề và công ty mà bạn đã từng làm. Điều này có nghĩa, nếu có một vài tiêu đề "quái dị" (chẳng hạn như "chúa tể của các sản phẩm") tại một công ty "vô danh" thì tốt nhất là hãy "chuyển ngữ" chúng thành một thứ gì đó dễ hiểu.

Bạn không cần phải trả phí để được sử dụng các tính năng cao cấp khác của LinkedIn nếu bạn không muốn. Bởi vì, chỉ cần biết cách điều chỉnh các nội dung trên trang cá nhân là bạn đã có thể dễ dàng thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Thứ Năm, 25/08/2016 14:52
31 👨 686
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc